* "Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích, mà là trên từng chặng đường đi" - Ernesto Che Guevara
* “Nếu chúng ta muốn bày tỏ chúng ta mong muốn người đàn ông của những thế hệ tương lai như thế nào, chúng ta phải nói rằng: Hãy giống như Che! Nếu chúng ta muốn nói chúng ta mong muốn trẻ em chúng ta được giáo dục như thế nào, chúng ta sẽ không ngần ngại mà nói rằng: Chúng ta muốn trẻ em được giáo dục theo tinh thần của Che!” - Fidel Castro
Nhật ký hành trình xuyên châu Mỹ Latin bằng xe gắn máy (*) của Ernesto Che Guevara được ấn hành nhân kỷ niệm lần thứ 47 Quốc khánh Cuba (1-1-1959 - 1-1-2005).
Che Guevara không chỉ là người anh hùng của Cuba và các nước châu Mỹ Latin mà ông đã trở thành biểu tượng anh hùng của cả thế giới, đặc biệt là giới trẻ, vì lý tưởng sống cao đẹp, dám xả thân vì chính nghĩa trong cuộc đời ngắn ngủi 39 năm của mình.
Nhật ký được Che viết năm 23 tuổi, khi đang là sinh viên y khoa, thể hiện những trăn trở, suy tư và khát vọng của một chàng trai tài hoa, lãng tử, yêu tự do và thích phiêu lưu mạo hiểm. Che đã kể lại cuộc hành trình cùng người bạn Alberto trên chiếc môtô La Poderosa II 500cc suốt chín tháng rong ruổi qua nhiều quốc gia Mỹ Latin.
Trăng tròn in bóng trên biển, bao phủ những đợt sóng bằng ánh trăng bàng bạc. Ngồi trên cồn cát, chúng tôi nhìn thủy triều lên xuống và đắm mình trong suy tư. Đối với tôi, biển là người bạn thủy chung, lắng nghe hết những nỗi niềm và không bao giờ tiết lộ những bí mật đó; biển luôn cho những lời khuyên tốt nhất - bạn có thể lý giải tiếng sóng đầy ý nghĩa theo muôn ngàn cách. Đối với Alberto, đó là một quang cảnh kỳ lạ. Mắt anh ngạc nhiên theo dõi từng đợt sóng trào dâng rồi tan biến trên bãi cát.
Gần 30 tuổi, lần đầu tiên Alberto mới thấy Đại Tây Dương và tâm hồn anh tràn ngập những cảnh tượng kỳ bí của muôn vàn con đường dẫn đến những nơi tận cùng của Trái đất. Gió biển mát dịu phủ đầy các giác quan bằng sức mạnh và trạng thái của biển; vạn vật đều chuyển biến khi có cơn gió lướt qua. Ngay cả con chó nhỏ Comeback(1) cũng hếch mũi lên, nhìn chằm chằm vào những dải lụa bạc nhấp nhô lăn tăn, lớn dần trước mắt.
Dự tính của tập nhật ký này không phải để đếm lại những ngày ở Miramar, nơi Comeback đã tìm được một mái ấm mới. Chuyến đi của chúng tôi bị dừng lại nơi ẩn trú này, do những ràng buộc và lý lẽ của trái tim.
Dù không nói lời nào nhưng có vẻ như Alberto đã thấy trước sự nguy hiểm và đã hình dung cảnh anh phải một mình rong ruổi trên những nẻo đường châu Mỹ. Đó là do sự dùng dằng giữa nàng (Chichina) và tôi. Trong giây phút giằng xé, tôi đã vượt lên để lên đường, thì những dòng thơ của Otero Silva(2) vang lên bên tai tôi:
Gần 30 tuổi, lần đầu tiên Alberto mới thấy Đại Tây Dương và tâm hồn anh tràn ngập những cảnh tượng kỳ bí của muôn vàn con đường dẫn đến những nơi tận cùng của Trái đất. Gió biển mát dịu phủ đầy các giác quan bằng sức mạnh và trạng thái của biển; vạn vật đều chuyển biến khi có cơn gió lướt qua. Ngay cả con chó nhỏ Comeback(1) cũng hếch mũi lên, nhìn chằm chằm vào những dải lụa bạc nhấp nhô lăn tăn, lớn dần trước mắt.
Dự tính của tập nhật ký này không phải để đếm lại những ngày ở Miramar, nơi Comeback đã tìm được một mái ấm mới. Chuyến đi của chúng tôi bị dừng lại nơi ẩn trú này, do những ràng buộc và lý lẽ của trái tim.
Dù không nói lời nào nhưng có vẻ như Alberto đã thấy trước sự nguy hiểm và đã hình dung cảnh anh phải một mình rong ruổi trên những nẻo đường châu Mỹ. Đó là do sự dùng dằng giữa nàng (Chichina) và tôi. Trong giây phút giằng xé, tôi đã vượt lên để lên đường, thì những dòng thơ của Otero Silva(2) vang lên bên tai tôi:
Tôi nghe tiếng chân trần của nàng
Ngập ngừng bước trên thuyền,
Và có thể hình dung
Những tín hiệu khát khao trong đêm tối.
Trái tim tôi tựa quả lắc đung đưa
Giữa nàng và con đường.
Tôi không biết tìm sức mạnh ở nơi đâu
Để thoát khỏi đôi mắt nàng.
Tôi tuột khỏi vòng tay nàng.
Nàng đứng đó,
Sau làn mưa và ô cửa sổ,
Lệ sầu rơi tê tái,
Nhưng nàng đã không đủ can đảm để thốt nên lời:
“Đợi em! Em sẽ đi cùng anh!”.
Tâm trạng thật khó tả - nhưng tiếng gọi của tự do và những con đường đã giúp tôi.
Thế nhưng sau đó, như khúc gỗ lênh đênh nổi trôi theo từng lớp sóng, tôi không biết là mình có quyền nói “Ta đã chiến thắng” hay không. Hai ngày dự tính ở lại thế mà đã kéo dài thành tám ngày với những vị cay đắng ngọt ngào của lời giã biệt. Tôi như bị thổi văng ra khỏi những cơn gió phiêu lưu trong những thế giới mà tôi đã tưởng tượng là khoáng đạt lạ thường hơn tất cả, để rơi vào vùng không gian và những khoảng thời gian rất đỗi đời thường...
Thế nhưng sau đó, như khúc gỗ lênh đênh nổi trôi theo từng lớp sóng, tôi không biết là mình có quyền nói “Ta đã chiến thắng” hay không. Hai ngày dự tính ở lại thế mà đã kéo dài thành tám ngày với những vị cay đắng ngọt ngào của lời giã biệt. Tôi như bị thổi văng ra khỏi những cơn gió phiêu lưu trong những thế giới mà tôi đã tưởng tượng là khoáng đạt lạ thường hơn tất cả, để rơi vào vùng không gian và những khoảng thời gian rất đỗi đời thường...
Những gian khổ và tình người trên đường thiên lý
“Người lữ hành đúng nghĩa là người đi chỉ vì được đi; trái tim không hề vương vấn. Như mây bay gió thổi, anh bước theo số phận của mình, cân gì phải có lý do, chỉ một tiếng hô thôi: Lên đường đi nào! Chấp nhận số phận nào đó định đoạt ta, hay ta phải tìm ra con đường của chính mình”.
Mặt trời càng lúc càng như thiêu như đốt khi chúng tôi đến những đồi cát quanh Medanos. Chiếc môtô với đủ thứ đồ đạc chồng chất không cân đối cứ nhảy chồm lên, tay lái thường xuyên chao đảo không tài nào kiểm soát nổi. Alberto chiến đấu một cách đau khổ với những đồi cát và nhất quyết giành chiến thắng. Chúng tôi đã phải dừng chân tạm nghỉ sáu lần trước khi vượt khỏi vùng đồi cát Medanos.
Từ đây tôi là người cầm lái, tôi tăng tốc để bù cho thời gian quí báu đã mất. Lớp cát mịn bị che khuất ở một chỗ quanh và - rầm: cú ngã xe tồi tệ nhất trong chuyến đi. Alberto không hề hấn gì nhưng chân tôi bị kẹt và bị bỏng nặng, để lại một dấu ấn thật khó chịu một thời gian dài trước khi vết thương lành hẳn.
Một cơn mưa như trút nước buộc chúng tôi phải tìm nơi ẩn trú tại một nông trại, nhưng để đến được nơi đó chúng tôi phải vượt 300m đường lầy lội và phải chạy như bay. Người ta tiếp đãi chúng tôi thật tử tế, nhưng kinh nghiệm đầu tiên trên những con đường chưa được sửa chữa thật là kinh khủng: chín lần ngã xe trong một ngày.
Nằm trên giường, chiếc giường đầu tiên mà chúng tôi có được trong suốt chuyến đi, bên cạnh chiếc xe La Poderosa, con ốc sên tội nghiệp, chúng tôi vẫn nhìn tương lai với một niềm nao nức. Dường như chúng tôi cảm thấy dễ thở hơn trong bầu không khí nhẹ nhàng đến từ nơi xa, từ mảnh đất của cuộc hành trình... Những hình ảnh về những đất nước xa xôi, những chiến tích anh hùng, và những phụ nữ xinh đẹp chợt đến rồi chợt đi, quay cuồng trong tâm trí của chúng tôi.
...Trời đã về đêm, đường hoang vắng. Chúng tôi đang cố chạy đến nơi mà con người có thể trú ẩn được. Đèn trước của chiếc xe cà tàng đã hỏng, mà ngủ đêm ở ngoài trời thì chẳng hay ho chút nào. Chúng tôi phải đốt đuốc và chạy thật chậm. Khi chiếc môtô phát ra một âm thanh lạ lùng và cây đuốc không đủ ánh sáng để tìm ra bộ phận nào hư hỏng, thì chúng tôi không còn một lựa chọn nào khác ngoài việc phải dừng lại qua đêm.
Chúng tôi dựng tạm một cái lều rồi chui vào, hi vọng có thể đè nén cơn đói khát bằng giấc ngủ mệt nhoài (chúng tôi đã hết thịt hay thức ăn mang theo, và ở đây cũng chẳng có nước). Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, làn gió chiều êm nhẹ lúc đầu giờ đã trở thành một cơn gió lốc mạnh, thổi tung chiếc lều và phơi chúng tôi ra giữa cái lạnh thấu xương. Chúng tôi bèn phải buộc chiếc xe vào cột điện thoại, trùm cái lều lên xe và nằm phía sau để tránh gió lạnh. Chúng tôi không thể dùng giường cá nhân trong cơn gió lốc.
Đó là một đêm chẳng mấy dễ chịu, nhưng dù sao giấc ngủ cuối cùng cũng chiến thắng cơn gió, cái lạnh và đói khát. Chúng tôi thức giấc vào 9 giờ sáng hôm sau, khi mặt trời đã lên cao.
Dưới ánh sáng ban ngày, chúng tôi phát hiện âm thanh kỳ lạ đêm qua là do phần trước của khung xe bị gãy. Chúng tôi cột tạm khung xe lại và tìm một thị trấn để hàn lại chỗ gãy. Sợi dây thép - một người bạn của chúng tôi - đã tạm thời xử lý ổn thỏa vấn đề. Chúng tôi thu xếp đồ đạc và lên đường, không biết còn bao xa nữa mới tới thị trấn gần nhất.
Thật là một ngạc nhiên tuyệt vời khi đến khúc quanh thứ hai thì chúng tôi thấy một căn nhà. Họ ân cần tiếp đãi, làm dịu cơn đói của chúng tôi với món thịt cừu nướng tuyệt vời. Từ đó chúng tôi ì ạch dẫn bộ chiếc xe 20km đến một chốn có tên là Piedra del Aguila, nơi chúng tôi tìm được chỗ hàn xe, nhưng lúc đó trời đã tối và chúng tôi quyết định ngủ đêm tại đó.
Trừ vài lần ngã không gây hư hại xe bao nhiêu, chúng tôi tiếp tục lặng lẽ đến San Martin de los Andes. Khi gần tới nơi thì chúng tôi bị ngã một cú trời giáng ở miền nam (Argentina) tại một khúc quanh tuyệt đẹp nhưng đầy sỏi, gần kề một con lạch nhỏ. Lần này khung chiếc La Poderosa bị hư hỏng nặng, buộc chúng tôi phải dừng lại. Điều tệ hại nhất mà chúng tôi luôn lo sợ đã xảy ra: bánh sau bị thủng.
Để vá xe, chúng tôi phải dỡ hết hàng hóa, tháo dây baga và vật lộn với bánh xe bằng cái xà beng tồi tàn. Chúng tôi uể oải thay bánh xe mất hai tiếng. Vào lúc xế chiều, chúng tôi ghé vào một trang trại. Chủ trại là một người Đức nhiệt tình, rất giống ông chú đã mất của tôi, một người du hành lãng tử kỳ lạ mà tôi đang noi theo. Họ cho chúng tôi câu cá ở con sông chảy qua trang trại.
Alberto quăng dây, và trước khi anh biết chuyện gì xảy ra, anh đã giật cần lên, kéo theo đầu lưỡi câu một hình thù lấp lánh giãy giụa dưới ánh mặt trời. Đó là một con cá hồi sắc màu tuyệt đẹp, trông rất ngon lành (thậm chí còn ngon hơn khi đã được nướng lên và nêm nếm bằng món gia vị đói cồn cào của chúng tôi). Tôi làm cá trong khi Alberto thừa thắng thả câu tiếp tục. Nhưng nhiều giờ trôi qua mà chẳng có thêm con cá nào cắn câu. Chắc ở đây chỉ có mỗi một con cá hồi! Trời đã tối và chúng tôi đành phải ngủ đêm trong nhà bếp của trang trại.
Từ đây tôi là người cầm lái, tôi tăng tốc để bù cho thời gian quí báu đã mất. Lớp cát mịn bị che khuất ở một chỗ quanh và - rầm: cú ngã xe tồi tệ nhất trong chuyến đi. Alberto không hề hấn gì nhưng chân tôi bị kẹt và bị bỏng nặng, để lại một dấu ấn thật khó chịu một thời gian dài trước khi vết thương lành hẳn.
Một cơn mưa như trút nước buộc chúng tôi phải tìm nơi ẩn trú tại một nông trại, nhưng để đến được nơi đó chúng tôi phải vượt 300m đường lầy lội và phải chạy như bay. Người ta tiếp đãi chúng tôi thật tử tế, nhưng kinh nghiệm đầu tiên trên những con đường chưa được sửa chữa thật là kinh khủng: chín lần ngã xe trong một ngày.
Nằm trên giường, chiếc giường đầu tiên mà chúng tôi có được trong suốt chuyến đi, bên cạnh chiếc xe La Poderosa, con ốc sên tội nghiệp, chúng tôi vẫn nhìn tương lai với một niềm nao nức. Dường như chúng tôi cảm thấy dễ thở hơn trong bầu không khí nhẹ nhàng đến từ nơi xa, từ mảnh đất của cuộc hành trình... Những hình ảnh về những đất nước xa xôi, những chiến tích anh hùng, và những phụ nữ xinh đẹp chợt đến rồi chợt đi, quay cuồng trong tâm trí của chúng tôi.
...Trời đã về đêm, đường hoang vắng. Chúng tôi đang cố chạy đến nơi mà con người có thể trú ẩn được. Đèn trước của chiếc xe cà tàng đã hỏng, mà ngủ đêm ở ngoài trời thì chẳng hay ho chút nào. Chúng tôi phải đốt đuốc và chạy thật chậm. Khi chiếc môtô phát ra một âm thanh lạ lùng và cây đuốc không đủ ánh sáng để tìm ra bộ phận nào hư hỏng, thì chúng tôi không còn một lựa chọn nào khác ngoài việc phải dừng lại qua đêm.
Chúng tôi dựng tạm một cái lều rồi chui vào, hi vọng có thể đè nén cơn đói khát bằng giấc ngủ mệt nhoài (chúng tôi đã hết thịt hay thức ăn mang theo, và ở đây cũng chẳng có nước). Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, làn gió chiều êm nhẹ lúc đầu giờ đã trở thành một cơn gió lốc mạnh, thổi tung chiếc lều và phơi chúng tôi ra giữa cái lạnh thấu xương. Chúng tôi bèn phải buộc chiếc xe vào cột điện thoại, trùm cái lều lên xe và nằm phía sau để tránh gió lạnh. Chúng tôi không thể dùng giường cá nhân trong cơn gió lốc.
Đó là một đêm chẳng mấy dễ chịu, nhưng dù sao giấc ngủ cuối cùng cũng chiến thắng cơn gió, cái lạnh và đói khát. Chúng tôi thức giấc vào 9 giờ sáng hôm sau, khi mặt trời đã lên cao.
Dưới ánh sáng ban ngày, chúng tôi phát hiện âm thanh kỳ lạ đêm qua là do phần trước của khung xe bị gãy. Chúng tôi cột tạm khung xe lại và tìm một thị trấn để hàn lại chỗ gãy. Sợi dây thép - một người bạn của chúng tôi - đã tạm thời xử lý ổn thỏa vấn đề. Chúng tôi thu xếp đồ đạc và lên đường, không biết còn bao xa nữa mới tới thị trấn gần nhất.
Thật là một ngạc nhiên tuyệt vời khi đến khúc quanh thứ hai thì chúng tôi thấy một căn nhà. Họ ân cần tiếp đãi, làm dịu cơn đói của chúng tôi với món thịt cừu nướng tuyệt vời. Từ đó chúng tôi ì ạch dẫn bộ chiếc xe 20km đến một chốn có tên là Piedra del Aguila, nơi chúng tôi tìm được chỗ hàn xe, nhưng lúc đó trời đã tối và chúng tôi quyết định ngủ đêm tại đó.
Trừ vài lần ngã không gây hư hại xe bao nhiêu, chúng tôi tiếp tục lặng lẽ đến San Martin de los Andes. Khi gần tới nơi thì chúng tôi bị ngã một cú trời giáng ở miền nam (Argentina) tại một khúc quanh tuyệt đẹp nhưng đầy sỏi, gần kề một con lạch nhỏ. Lần này khung chiếc La Poderosa bị hư hỏng nặng, buộc chúng tôi phải dừng lại. Điều tệ hại nhất mà chúng tôi luôn lo sợ đã xảy ra: bánh sau bị thủng.
Để vá xe, chúng tôi phải dỡ hết hàng hóa, tháo dây baga và vật lộn với bánh xe bằng cái xà beng tồi tàn. Chúng tôi uể oải thay bánh xe mất hai tiếng. Vào lúc xế chiều, chúng tôi ghé vào một trang trại. Chủ trại là một người Đức nhiệt tình, rất giống ông chú đã mất của tôi, một người du hành lãng tử kỳ lạ mà tôi đang noi theo. Họ cho chúng tôi câu cá ở con sông chảy qua trang trại.
Alberto quăng dây, và trước khi anh biết chuyện gì xảy ra, anh đã giật cần lên, kéo theo đầu lưỡi câu một hình thù lấp lánh giãy giụa dưới ánh mặt trời. Đó là một con cá hồi sắc màu tuyệt đẹp, trông rất ngon lành (thậm chí còn ngon hơn khi đã được nướng lên và nêm nếm bằng món gia vị đói cồn cào của chúng tôi). Tôi làm cá trong khi Alberto thừa thắng thả câu tiếp tục. Nhưng nhiều giờ trôi qua mà chẳng có thêm con cá nào cắn câu. Chắc ở đây chỉ có mỗi một con cá hồi! Trời đã tối và chúng tôi đành phải ngủ đêm trong nhà bếp của trang trại.
Lá thư cho cha
Iquitos
Ngày 4-6-1952
Trên những bờ sông lớn là rất nhiều khu định cư. Để tìm được những bộ lạc hoang sơ, cha phải men theo những nhánh sông vào sâu trong đất liền - và ít ra vào thời điểm này chúng con không dự tính làm một chuyến đi như thế. Bệnh truyền nhiễm đã chấm dứt, nhưng nếu bệnh xuất hiện trở lại thì chúng con cũng đã được tiêm văcxin phòng bệnh thương hàn và sốt vàng da, lại có mang theo nhiều thuốc Atebrine và ký ninh.
Có nhiều bệnh tật gây bởi sự rối loạn về hấp thụ thức ăn: thức ăn trong rừng nhiệt đới không đủ chất dinh dưỡng, nhưng người ta chỉ bị bệnh nặng khi không có vitamin trong hơn một tuần. Thậm chí nếu chúng con đi bằng đường sông, đó là một khoảng thời gian dài nhất, thì chúng con sẽ không còn thức ăn.
Chúng con vẫn chưa chắc về điều này và đang tìm kiếm cơ hội bay đến Bogota, hoặc ít nhất cũng đến được Leguisamo, bởi vì từ đó đường bộ rất tốt. Không phải chúng con nghĩ đi bằng đường sông sẽ rất nguy hiểm, nhưng chúng con có thể tiết kiệm được tiền, điều này đối với con rất quan trọng ở những chặng đường kế tiếp.
Ngoại trừ những trung tâm khoa học mà chúng con liều lĩnh đến, chuyến đi của chúng con là một biến cố đối với tập thể nhân viên các bệnh viện phong, họ đã rất ngưỡng mộ và trân trọng chúng con, hai nhà nghiên cứu về bệnh phong. Con đặc biệt quan tâm đến bệnh phong, nhưng con không biết nhiệt tình đó sẽ kéo dài được bao lâu.
Bệnh nhân ở Bệnh viện Lima tiễn biệt chúng con thật nồng nàn, và vì thế chúng con như được khích lệ để tiếp tục nghiên cứu. Họ cho chúng con một bếp gas dã chiến và quyên góp được 100 đồng sol, đó là cả một gia tài đối với tình hình kinh tế eo hẹp hiện thời của họ.
Một số người đã bật khóc khi nói lời chia tay. Tình cảm của họ nảy sinh từ việc chúng con không bao giờ mặc quần áo bảo hộ hoặc mang găng tay khi tiếp xúc với họ; từ việc chúng con bắt tay họ, ngồi cùng với họ nói về đủ thứ chuyện trên đời, chơi bóng với họ.
Đối với chúng con đó không phải là những hành động dũng cảm, nhưng họ đã cảm thấy xúc động sâu xa vì cảm nhận được rằng chúng con đã đối xử với họ như những con người, chứ không phải như những con vật mà họ đã từng bị đối xử trước đây. Đó là điều an ủi lớn đối với những con người khốn khổ này...
Ngày 4-6-1952
Trên những bờ sông lớn là rất nhiều khu định cư. Để tìm được những bộ lạc hoang sơ, cha phải men theo những nhánh sông vào sâu trong đất liền - và ít ra vào thời điểm này chúng con không dự tính làm một chuyến đi như thế. Bệnh truyền nhiễm đã chấm dứt, nhưng nếu bệnh xuất hiện trở lại thì chúng con cũng đã được tiêm văcxin phòng bệnh thương hàn và sốt vàng da, lại có mang theo nhiều thuốc Atebrine và ký ninh.
Có nhiều bệnh tật gây bởi sự rối loạn về hấp thụ thức ăn: thức ăn trong rừng nhiệt đới không đủ chất dinh dưỡng, nhưng người ta chỉ bị bệnh nặng khi không có vitamin trong hơn một tuần. Thậm chí nếu chúng con đi bằng đường sông, đó là một khoảng thời gian dài nhất, thì chúng con sẽ không còn thức ăn.
Chúng con vẫn chưa chắc về điều này và đang tìm kiếm cơ hội bay đến Bogota, hoặc ít nhất cũng đến được Leguisamo, bởi vì từ đó đường bộ rất tốt. Không phải chúng con nghĩ đi bằng đường sông sẽ rất nguy hiểm, nhưng chúng con có thể tiết kiệm được tiền, điều này đối với con rất quan trọng ở những chặng đường kế tiếp.
Ngoại trừ những trung tâm khoa học mà chúng con liều lĩnh đến, chuyến đi của chúng con là một biến cố đối với tập thể nhân viên các bệnh viện phong, họ đã rất ngưỡng mộ và trân trọng chúng con, hai nhà nghiên cứu về bệnh phong. Con đặc biệt quan tâm đến bệnh phong, nhưng con không biết nhiệt tình đó sẽ kéo dài được bao lâu.
Bệnh nhân ở Bệnh viện Lima tiễn biệt chúng con thật nồng nàn, và vì thế chúng con như được khích lệ để tiếp tục nghiên cứu. Họ cho chúng con một bếp gas dã chiến và quyên góp được 100 đồng sol, đó là cả một gia tài đối với tình hình kinh tế eo hẹp hiện thời của họ.
Một số người đã bật khóc khi nói lời chia tay. Tình cảm của họ nảy sinh từ việc chúng con không bao giờ mặc quần áo bảo hộ hoặc mang găng tay khi tiếp xúc với họ; từ việc chúng con bắt tay họ, ngồi cùng với họ nói về đủ thứ chuyện trên đời, chơi bóng với họ.
Đối với chúng con đó không phải là những hành động dũng cảm, nhưng họ đã cảm thấy xúc động sâu xa vì cảm nhận được rằng chúng con đã đối xử với họ như những con người, chứ không phải như những con vật mà họ đã từng bị đối xử trước đây. Đó là điều an ủi lớn đối với những con người khốn khổ này...
Publishers’ Weekly“Cuốn nhật ký viết rất chân thành này, một phần tìm kiếm và khám phá châu Mỹ, phần kia là khám phá con người, đã tỏa ra những tia sáng đầu tiên của một anh hùng và nhà cách mạng tương lai”.
New Yorker“Những trang sách ngập tràn sự xúc động về chính bản thân Che - một con người luôn suy tư, sâu sắc và ân cần, lúc nào cũng sẵn sàng hi sinh tất cả, luôn day dứt, trăn trở khôn nguôi về thân phận của con người, về hướng đi của chính mình và không bao giờ để những nỗi thống khổ và sự yếu hèn cản trở bước chân anh”.
Con đường phía trước
Tôi không biết sứ mệnh của mình là gì nhưng tôi biết rằng tôi sẽ luôn đi theo tiếng gọi của những con đường và đứng về phía những con người bị bất công. Tôi biết điều này và tôi cảm giác rõ như điều đó được in trên nền trời đêm - như là sứ mệnh vốn thuộc về tôi. Tôi biết rằng tôi sẽ vượt lên trên những lời nói giả dối, những chủ nghĩa giáo điều, cầm lấy vũ khí, vượt ra khỏi lộ trình qui ước và những lối mòn, những rào cản và tiến lên.
Và tôi thấy tôi sẽ có thể chết trong một cuộc đấu tranh chân chính, mang lại công bằng và bình đẳng cho con người. Tôi cảm thấy tôi đang hít thở mùi khét lẹt của khói súng... và chiến đấu với kẻ thù. Tôi tìm cho mình cách nhìn mới và chuẩn bị khả năng dám đối đầu, sẵn sàng chiến đấu... và nhìn trước được một vùng trời tự do thiêng liêng, nơi đó khúc hát của những con người tự do âm vang cùng một sức sống và niềm tin mới...
(1) Comeback: tên con chó nhỏ do Che Guevara đặt và được anh mang theo để tặng cô bạn gái Chichina, lúc đó đang nghỉ mát tại Miramar.
(2) Miguel Otero Silva: nhà thơ và là nhà văn cánh tả của Venezuela, sinh năm 1908.
Và tôi thấy tôi sẽ có thể chết trong một cuộc đấu tranh chân chính, mang lại công bằng và bình đẳng cho con người. Tôi cảm thấy tôi đang hít thở mùi khét lẹt của khói súng... và chiến đấu với kẻ thù. Tôi tìm cho mình cách nhìn mới và chuẩn bị khả năng dám đối đầu, sẵn sàng chiến đấu... và nhìn trước được một vùng trời tự do thiêng liêng, nơi đó khúc hát của những con người tự do âm vang cùng một sức sống và niềm tin mới...
(1) Comeback: tên con chó nhỏ do Che Guevara đặt và được anh mang theo để tặng cô bạn gái Chichina, lúc đó đang nghỉ mát tại Miramar.
(2) Miguel Otero Silva: nhà thơ và là nhà văn cánh tả của Venezuela, sinh năm 1908.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét