... hu28m, tù trưởng giàu mạnh, đầu đội khăn xếp, vai mang nải hoa ...

...

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

Ta đến với rừng, bởi rừng xanh yêu thương ...

RỪNG XANH YÊU THƯƠNG


Ta đến với rừng đâu chỉ vì rừng xanh thơm hương,
Ta đến với rừng vì màu xanh tình yêu quê hương,
Ta đến với rừng đâu chỉ vì rừng mờ trong sương,
Ta đến với rừng bởi rừng xanh yêu thương

Anh cùng em đến với rừng, ta ươm mầm xanh xanh đến vô cùng
Anh cùng em đến với rừng, ta nghe hoà theo đôi trái tim chung

Trong xanh rừng hoa lá tưng bừng
Tiếng chim ca hay tiếng ai ca, lá la la la lá la la
Lá la la la lá la lá la la

Trong cây rừng có bao điều lạ mà hôm nay sao ta vui quá
Nghe trập trùng nhạc rừng chiều xa
Nghe điệp trùng nhạc rừng chiều xa.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2008

Tập thói quen hạnh phúc

Tập thói quen hạnh phúc

“Tập thói quen cảm thấy hạnh phúc”, nếu được như vậy thì hạnh phúc sẽ luôn luôn bên cạnh chúng ta, bởi khi ấy, cảm giác hạnh phúc đã trở thành một người bạn rất đỗi thân thiết.

Buổi sáng hôm ấy tôi thức dậy trong một toa tàu cổ lỗ sĩ. Chưa đi rửa mặt vội, tôi nửa nằm nửa ngồi, lơ mơ suy nghĩ, thân người cứ lắc lư theo nhịp tàu đang xình xịch trên đường ray. Lúc đó có khoảng sáu gã đàn ông chen chúc trong nhà vệ sinh để cạo râu, đánh răng, rửa mặt. Trải qua một đêm mệt nhọc, sáng ra người ta lại phải chen chúc nhau ở cái nơi chật hẹp này, thật là mệt mỏi. Trong không khí đó, người nào người nấy đều uể oải, chăm chú làm cho xong, chẳng để ý gì đến xung quanh, cũng chẳng ai thèm nói với ai câu nào.

Chính trong lúc này bỗng có một anh chàng mỉm cười vui vẻ bước vào. Anh niềm nở chào hỏi mọi người, song không ai đáp lại, họ chỉ cắm cúi làm nốt việc của mình. Anh ta bèn hát ư ử trong lúc cạo râu, có vẻ yêu đời lắm lắm.

Phong thái lạc quan vui tươi của chàng ta không ngờ làm cho kẻ khác khó chịu. Kẻ ấy giở giọng châm biếm: “Ê anh bạn! Tí tởn gớm nhỉ! Anh có vẻ hợp với những chỗ như thế này đấy!”.

“Vâng,” chàng trai trả lời, vẫn giữ nụ cười trên môi: “Đúng là tôi đang vui, tôi thật sự cảm thấy rất vui”. Ngắm nghía khuôn mặt mình trong gương, anh nói tiếp: “Cũng chẳng có lý do gì cụ thể, tôi chỉ muốn tạo cho mình thói quen lúc nào cũng cảm thấy thật hạnh phúc mà thôi”.

Tạo thói quen cảm thấy hạnh phúc! Không dễ đâu nhỉ? Phải tập luyện thì mới được chứ! Đầu tiên, bạn cần phải lập bản liệt kê những suy nghĩ làm cho mình hạnh phúc, sau đó, mỗi ngày luôn hướng tâm trí về điều này. Trong bản liệt kê đó, nếu có những lo lắng bất an lẫn vào, bạn nên lập tức ngừng lại, tìm cách loại bỏ nó, tốt nhất là thay thế bằng những ý nghĩ vui tươi.

Ngoài ra, mỗi buổi sáng thức dậy, bạn có thể nán lại trên giường vài phút để phác họa về bức tranh hạnh phúc trong ngày, rồi lặp đi lặp lại hình ảnh đó trong đầu.

Như thế, chính cách suy nghĩ của bạn sẽ tạo ra yếu tố tích cực trong mọi tình huống, giúp bạn giải quyết công việc trôi chảy hơn. Cảm giác hạnh phúc sẽ nhanh chóng thay thế cho những khó khăn nan giải mà bạn đang đối mặt. Ngược lại, nếu bạn luôn tự “ám” mình bằng suy nghĩ: “Chuyện này thật không dễ dàng tí nào”, vậy là bạn đang tự tạo chướng ngại cho mình đấy.

Trước đây, tôi có quen một người luôn cảm thấy bất an, lúc nào cũng lo âu, rầu rĩ. Mỗi buổi sáng, hễ ngồi vào bàn ăn là ông bắt đầu điệp khúc này với vợ: “Hôm nay xem ra lại là một ngày không vui”. Thật ra ý ông không phải thế, đó chỉ là câu cửa miệng thôi. Song mọi việc trong ngày vẫn diễn ra không được suôn sẻ y như ông đã nói. Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi trong lòng đã có sẵn tâm thế bi quan thì sự việc cũng sẽ diễn tiến theo chiều hướng bất lợi.

Cho nên, để lòng hướng về những điều tốt đẹp khi bắt đầu một ngày mới là rất quan trọng. Vì chỉ có như thế mọi việc mới tiến triển tốt đẹp hơn.


Thứ Năm, 10 tháng 4, 2008

Tụng giá hoàn kinh sư

頌駕還京師

奪槊章陽渡
擒胡菡子關
太平須努力
萬古此江山

Tụng giá hoàn kinh sư

Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.

Phò giá về kinh
(Người dịch: Trần Trọng Kim)

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.

Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu, sau khi đuổi quân Thoát Hoan, giải phóng kinh thành Thăng Long, Trần Quang Khải đưa hai vua Trần về lại kinh đô, theo phò giá và làm bài thơ này.