... hu28m, tù trưởng giàu mạnh, đầu đội khăn xếp, vai mang nải hoa ...

...

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2007

Nụ cười - Улыбка


Улыбка


Автор слов - Пляцковский М
композитор - Шаинский В.


От улыбки хмурый день светлей
От улыбки в небе радуга проснется
Поделись улыбкою своей
И она к тебе не раз еще вернется


Припев:


И тогда наверняка вдруг запляшут облака
И кузнечик запиликает на скрипке
С голубого ручейка начинается река
Ну а дружба начинается с улыбки
С голубого ручейка начинается река
Ну а дружба начинается с улыбки


От улыбки солнечной одной
Перестанет плакать самый грустный дождик
Сонный лес простится с тишиной
И захлопает в зеленые ладоши


Припев


От улыбки станет всем теплей
И слону и даже маленькой улитке
Так пускай повсюду на земле
Будто лампочки включаются улыбки


Припев


--


Nụ cười


Lời Việt: Phạm Tuyên


Cho trời sáng lên và áng mây tươi hồng
Cầu vồng lên lung linh bao ánh sáng lên ở khắp trời
Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui
Cho cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười


Để làn mây không bay đi xa
Những giọt mưa bay bay bên ta
Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô
Tiếng cười vui luôn luôn bên ta
Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa
Tiếng cười là bạn đường tháng năm của tuổi niên thiếu ta
Tiếng cười vui luôn luôn bên ta
Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa
Tiếng cười là bạn thân tháng năm không thể nào xóa nhòa


Cho trời sáng lên và áng mây tươi hồng
Cầu vồng lên lung linh bao ánh sáng lên ở khắp trời
Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui
Cho cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười


Để làn mây không bay đi xa
Những giọt mưa bay bay bên ta
Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô
Tiếng cười vui luôn luôn bên ta
Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa
Tiếng cười là bạn đường tháng năm của tuổi niên thiếu ta
Tiếng cười vui luôn luôn bên ta
Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa
Tiếng cười là bạn thân tháng năm vẫn tràn ngập lòng ta.

Hai Sắc Hoa Ty-Gôn

Hai Sắc Hoa Ty-Gôn

Sáng tác: T.T.Kh


Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Ta vít dây hoa trắng chạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng:"Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!"

Thuở đó, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên người đáp:"Màu hoa trắng
Là chút long trong chẳng biến suy."

Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời gian khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng "một người".

Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng. chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghỉ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?

Ngập Ngừng

Ngập Ngừng

Sáng tác: Hồ DZếnh

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Ðể lòng buồn tôi dạo khắp trong sân.
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần...
Tôi nói khẽ: gớm, làm sao nhớ thế!

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Em tôi ơi, tình có nghĩa gì đâu,
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu ?
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa,
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa,
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi,
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ;
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa

Hôn

Hôn

Sáng tác: Phùng Quán

Trời đã sinh ra em
Để mà xinh mà đẹp
Trời đã sinh ra anh
Để yêu em tha thiết !

Khi người ta yêu nhau
Hôn nhau trong say đắm
Còn anh, anh yêu em
Anh phải đi ra trận !

Yêu nhau ai không muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu !

Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Đôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn !

Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ !

Đạo

Đạo

Sáng tác: Nguyễn Thế Hoàng Linh

Qua bồn hoa đêm vắng
Em muốn hái một bông
Em mè nheo đến thế
Lẽ nào anh bảo không

Bà chủ nhà ra bắt
Mình từ đúng thành sai
Trong mắt người ngoại đạo
Anh gãi đầu gãi tai

Em nhoẻn cười thân ái
Và nói thật dễ thương:
Chúng cháu xin lỗi bác
Vì muốn hái giọt sương

Bà chủ nhà ngơ ngác
Nhìn sương ngủ trong hoa
Sợ nói to đánh thức
Nên bả đành cho qua

Ba đồng xu !

Valodia, Sasha và Tanhia là bộ 3 của trường trung học phổ thông của một thành phố nhỏ Xmolenxco chơi với nhau rất thân. Tuy 3 người học khác lớp nhau nhưng cùng trường, Valodia là chàng thanh niên mạnh khoẻ, tế nhị và nhã nhặn với mọi người. Còn Sasha học dưới một lớp, nhỏ con, nhanh nhẹn và học giỏi. Đôi bạn trai này gần nhà nhau và chơi với nhau từ hồi còn nhỏ. Họ đã từng bên nhau trong mọi xó xỉnh của thành phố khi còn ấu thơ. Khi lên trung học họ quen với Tanhia, một cô gái mới lớn được xếp vào hàng hoa khôi của trường. Tanhia có đôi mắt xám cùng mái tóc màu hạt dẻ rất nhí nhảnh. Ba người chơi với nhau thân thiết đến nỗi các bạn học của cả trường đều biết. Bọn lơn lớn ở trường thường hay bàn tán về quan hệ của bộ 3 này. Có người thì cho là Valodia và Tanhia là một cặp, có người thì cho là Tanhia yêu Sasha… Cuối cùng thì mọi người chỉ biết là ba người này chơi thân với nhau còn hơn cả ruột thịt.

Nói thẳng ra trong trái tim của Valodia lẫn Sasha đều muốn cất giữ hình ảnh của người bạn gái thân thương Tanhia cho riêng mình. Nhưng tình bạn giữa đôi bạn trai mạnh mẽ đến mức không bao giờ hai người dám nghĩ đến chuyện thổ lộ tình yêu với Tanhia. Họ không muốn tình bạn giữa 3 người phải tan vỡ. Tanhia cũng vậy, cô biết rằng cả 2 người bạn trai đều rất yêu mình, nhưng chưa một lần nào cô thiên vị ai, vì cả Valodia và Sasha đều tốt và đáng trân trọng như nhau, hơn nữa 2 người bạn trai lại quá thân thiết và gần gũi.

Thời gian rồi cũng trôi đi mau, 2 người bạn trai ra trường và công tác ngay tại thành phố, còn Tanhia thì đang học năm cuối của trung học. Họ vẫn gặp nhau hàng tuần, đi xem và thường đi khiêu vũ cùng nhau vào những ngày cuối tuần. Tình cảm vẫn mặn nồng như khi còn học trong trường, chỉ có điều là họ gặp gỡ nhau ít hơn.

Rồi chiến tranh xẩy ra, cả Valodia va Sasha đều được gọi nhập ngũ cùng ngày, Tanhia thì tham gia vào đội cứu thương của quận đoàn. Ngày hôm sau là ngày lên đường ra mặt trận, cả 3 hẹn gặp nhau tại nhà của Tanhia. Tối hôm đó như những lần gặp trước, họ có mặt rất đúng giờ. Nhưng ai cũng trầm lặng và ít nói hơn. May mà Tanhia còn chạy qua chạy lại chuẩn bị đồ ăn cho bữa tối. Khi cả 3 đã cùng ngồi bên nhau, im lặng, thì Sasha cất tiếng:

- Ngày mai là ngày bọn mình lên đường rồi mà ngày về thì không biết trước, có điều mà có lẽ không phải riêng mình mà chắc là cả Valodia nữa muốn nói với Tanhia rằng bọn anh rất yêu em.

Như đã chuẩn bị cho câu nói từ lâu lắm rồi, Tanhia không hề bối rối ngắt lời:

- Em biết tình cảm của hai anh dành cho em từ lâu, em yêu cả hai anh, rất yêu và rất quý trọng tình bạn của các anh, tình bạn của 3 đứa chúng mình. Em không muốn làm tổn thương một ai cả.

Valodia nói cuối cùng:

- Tanhia, thú thật anh rất muốn có em trong đời, nhưng anh không muốn mất đi tình bạn đã có giữa chúng ta. Thật khó, nhưng cũng đến lúc chúng mình phải đối diện với sự thật rồi.

Họ lại im lặng, không khí trầm hẳn xuống. Chẳng còn bao lâu nữa là đến giờ phải chia tay. Tanhia đi vào bếp, làm một chiếc bánh ngọt và để vào lò, sau đó đi ra và nói với hai người:

- Em đã làm một chiếc bánh ngọt để chúng ta cùng ăn trước lúc chia tay.Trong chiếc bánh đó em có đặt một đồng xu nhỏ, nếu anh nào ăn bánh mà trong đấy có đồng xu thì em sẽ yêu người may mắn đó, còn nếu em nhận được đồng xu thì có nghĩa mãi mãi chúng ta chỉ là bạn của nhau như bây giờ, các anh thấy được không?

Chẳng còn cách nào hay hơn, thế là mọi người đồng ý. Khi Tanhia mang bánh vào phòng, thì thấy Valodia và Sasha đã đứng bên cửa sổ nhìn ra bầu trời tối đen nói chuyện với nhau rất thân mật, có lẽ họ tìm cách để làm giảm nỗi hồi hộp trong lòng mình. Sau khi Tanhia cắt chiếc bánh ra làm ba , cô mời 2 anh vào bàn. Họ lại im lặng nhìn vào chiếc đĩa đựng bánh đã để sẵn ở giữa bàn. Một phút trôi qua, rồi hai phút… Cuối cùng thì Tanhia nói:

- Bây giờ em sẽ quay chiếc đĩa thật mạnh nhé. Khi nào đĩa dừng thì từng người sẽ nhận lấy phần bánh trước mặt nhé.

Như để phá tan sự im lặng đáng sợ này, Tanhia quay đĩa thật nhanh. Trái tim trong lồng ngực của Valodia và Sasha như muốn vỡ tung vì hồi hộp. Chiếc đĩa từ từ dừng lại. Vẫn với cá tính quyết đoán của mình Sasha nhận lấy phần bánh trước mặt mình đầu tiên và từ từ cho vào mồm. Rồi đến lượt Valodia và Tanhia lấy phần tiếp theo… Họ nhai từng lần một chậm. thật chậm. Bỗng Sasha reo lên thật to và lấy từ miệng mình ra một đồng xu, anh lao vào ôm lấy Valodia và sau đó bế bổng Tanhia lên. Trong lúc Sasha đang vui sướng đến tột độ thì Valodia lặng lẽ vào phòng vệ sinh rửa mặt, một lúc sau anh quay ra và bắt tay chúc mừng Sasha. Valodia xin về sớm để 2 người ở lại tâm sự. Tiễn anh ra cửa mà nước mắt Tanhia giàn giụa hai hàng, cô ôm Valodia và bỗng oà lên khóc nức nở…

Thời gian 3 năm trôi đi cũng thật là nhanh, Valodia trở về thành phố thân yêu của mình với nỗi buồn vô tận vì Sasha người bạn từ ấu thơ của mình đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường. Tanhia đã biết tin này, trái tím của người con gái như sắt lại. Ngay sáng hôm sau khi về Xmolenxco, Valodia đếnthăm lại cô bạn gái Tanhia hồi học sinh của mình. Vẫn căn phòng này, năm xưa có tiếng cười nói của cả 3 người mà giờ đây chỉ còn 2. Valodia kể cho Tanhia về những ngày gian khổ của mình ở chiến trường, kể về sự hy sinh dũng cảm của Sasha trong cùng tiểu đội chiến đấu với mình. Valodia kể trước lúc tắt thở Sasha đã lấy từ túi ngực mình ra đồng xu năm nào và trao cho Valodia, sasha ra đi và chỉ muốn trao lại tình yêu của mình với Tanhia cho Valodia mà thôi. Tanhia lặng lẽ đi ra phía cửa sổ, nơi mà Valodia và Sasha lần cuối đã đứng đó. Valodia đứng dậy, anh lại gần Tanhia, đặt một tay lên vai Tanhia, còn tay kia anh cho vào túi và lấy ra hai đồng xu nhỏ giống nhau đưa cho Tanhia. Và cũng chính lúc đó Tanhia xoè lòng bàn tay trái của mình ra, trong đó cũng có một đồng xu y trang như thế. Hai người lặng lẽ ôm lấy nhau, nước mắt Tanhia lại chảy dài như đêm nào đó tiến Valodia về trong khi Sasha vui mừng vì nhận được đồng xu may mắn của mình. Sau này Valodia và Tanhia trở thành vợ chồng của nhau, và hàng năm cứ đến ngày mất của Sasha họ lại cùng nhau ra nghĩa trang thăm lại bạn cũ của mình cùng với 3 đồng xu luôn trong tay.

Ba đồng xu thật nhỏ nhưng nó lại tượng trưng cho tình bạn và tình yêu cao cả của 3 con người cao đẹp. Tại sao lại có 3 đồng xu nhỉ. Khi kể lại chuyện này cho mọi người Tanhia luôn cầm 3 đồng xu đó trong tay:

- Hôm đó, tôi đã cố tình chọn 3 đồng xu và đặt vào 3 góc của chiếc bánh, vì tôi không muốn mất người nào cả. Ai cũng nhận được phần của mình với đồng xu trong ấy. Chỉ có Sasha, anh ấy quá chân thành và quá yêu tôi nên khi cắn phải đồng xu thì đã reo lên. Trong lúc đó Valodia lặng lẽ vào nhà vệ sinh để lấy đồng xu ra khỏi miệng mình rồi âm thầm cho vào túi quần. Còn tôi, khi thấy Sasha vui đến tột độ thì không còn đủ can đảm đưa đồng xu của mình ra nữa mà lặng lẽ dấu đi, Nhưng cũng chính hôm đó tôi biết rằng trong đời tôi được chứng kiến một tình bạn thật vĩ đại và lòng cao thượng vô biên của Valodia, vì tôi biết rằng trong túi Valodia lúc đó đang có đồng xu thứ 3.

Vội vàng

Vội vàng

Sáng tác: Xuân Diệu

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi


Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt....
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Hỡi Nàng Xuân

Hỡi Nàng Xuân

Sáng tác: Hữu Minh
Lời: Nguyễn Thảo

Ngày đầu một năm đi lễ Lăng Ông
Xem trái nhân duyên xin quẻ tơ hồng
Chân thành khấn nguyện cầu mong
Gia đạo phúc lộc thành thông
Pháo xuân mở hội trong lòng

Lắng lặng mà nghe câu chúc xuân sang
Cô bác, anh em, hai họ phát tài
Cha mẹ tuổi thọ dài lâu
Bên nội bên ngoại, gặp mây
Xuân bất tận cho dù dâu bể

Năm nay xuân đến bên em mở hội
Ong bướm vây quanh thân ngà
Đâu màng câu chuyện tình nhân
Nhà nhà mừng xuân dây pháo đong đưa
Mâm bánh chưng dưa hấu đỏ giao thừa
Lắng tiếng lòng rộn vang
Pháo xuân đã nổ đầy xuân
Năm mới này ta gặp tình nhân ...

Yêu Ai Dám Nói (Ngại ngùng)


Yêu Ai Dám Nói (Ngại ngùng)
Sáng tác: Quốc Dũng

Em đã biết cong môi từ chối những điều anh muốn nói
Anh đã biết xa lâu thì nhớ, lần lợ chi mắc cỡ .
Ôi nụ cười mắc liếc chua ngoa, ta về nơi ấy buồn ba bốn ngày!

Em đã biết phố đông nhiều ngõ, đường yêu đương trắc trở.
Ai lắt léo chi từng câu nói, thương mình sao nên nỗi
Để bây giờ chim cá bặt tăm, ta về hôm ấy buồn năm sáu ngày!

Xưa đội nắng chung đường lá đổ, tim trai tơ nín thở.
Biết bao giờ gặp lại em yêu, lòng bất chợt buồn thiu
Chuyện tưởng đã nhiều năm xa lắc, bỗng tràn đầy trong mắt
Xào xạc đưa chiếc lá bay xa, ngồi mà nhớ người ta

Anh đã biết yêu đương từ đó, mà ngại không dám nói
Để bây giờ chim cá bặt tăm, ta về bên ấy buồn xong vẫn buồn!

Lấy chồng trong ca dao Việt nam

Lấy chồng trong ca dao Việt nam

Xưa nay trong xã hội Việt Nam , con gái đến tuổi thì phải lấy chồng, có cô thì :

Buồn chẳng muốn nói, gọi chẳng muốn trông
Tưởng sự lấy chồng, tỉnh như con sáo


Chẳng ai muốn sống lủi thủi, ra vào một mình cô quạnh trong cuộc đời buồn tẻ vắng ngắt, mà những vòng tay và tiếng cười hạnh phúc ấm áp của người bạn đời, đã biến mất vào trong quá khứ nên khi lẻ loi một mình, thường ai cũng ao ước được có đôi có cặp, để thủ thỉ tâm sự buồn vui, tựa vai nhau sống cho qua hết kiếp.

Ấy vậy mà thế gian, dường như chẳng chừa chút thương xót nào cho họ hay phải chăng người Việt ta, thường có máu chế giễu khôi hài cao độ, chuyện gì cũng đem ra cười cợt châm biếm được, làm cho có lắm nụ cười chở đầy nước mắt của người khác :

Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không đáy, như ai không chồng

Gái có chồng, như gông đeo cổ
Gái không chồng, như phản gỗ long đanh


Con gái mười bảy mười ba
Ðêm nằm với mẹ, khóc la đòi chồng

Con gái mà chẳng lấy chồng
Thiên hạ lấy hết, chổng mông mà gào

Cá trong lờ, đỏ hoe con mắt
Cá ngoài lờ, ngúc ngoắc muốn vô


Họ quên rằng, phụ nữ cũng là con người, mà con người thường thích sống quần tụ trong một tập thể xã hội, và có quyền được sống tự do và được hưởng hạnh phúc lứa đôi.

Phụ nữ xưa, mấy ai có bản lĩnh, dám vượt qua khúc mắc ngang trái của miệng tiếng, để vùng lên dành lấy hạnh phúc cho đời mình.

Thế nên, cái mồm bạc bẽo vô tội vạ của thế gian, thường lên án, giễu cợt những phụ nữ, dám mạnh mẽ phản kháng đối nghịch với nề nếp, lề thói, khuôn phép đã trói buộc cuộc đời của họ:

Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm
Trời còn luân chuyển, huống mồm thế gian

Ngán thay, lưỡi độc đuôi ong
Xui người tan hợp, dứt lòng nghĩa nhân


Hoặc như bà già trong ca dao, đã bị chế giễu vì không chịu theo thói thường của xã hội phong kiến, trong đó có những lễ giáo, tập tục, đạo đức cổ hủ, chèn ép người phụ nữ một cách khắc nghiệt, buộc họ phải sống trong khuôn khổ đã ấn định của xã hội là: nếu đã bị lỡ thời, thì phải ở vậy, lẻ loi, cô độc cho hết kiếp.

Rập rình nước chảy qua đèo
Bà già tấp tểnh mua heo cưới chồng

Bà già đi chợ cầu Ðông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

Bà già đã bảy mươi tư
Ngồi trong cửa sổ gửi thư kén chồng


Chỉ thấy đa số hồng nhan xưa, khóc thân bạc mệnh, tối ngày giam hãm quên lãng đời mình, trong xó xỉnh tù túng của gia tộc và xã hội.

Mình em, đứng tựa bên cầu
Nhớ thương người cũ, dạ sầu bơ vơ

Mình em vò võ năm canh
Lẻ loi gối chiếc, lạnh lùng chăn loan

Một mình, lòng những bơ thờ
Dựa cây, cây ngả, dựa bờ, bờ xiêu


Có cô chỉ cần tình:

Yêu nhau chẳng quản cửa nhà
Chuồng chim cũng lấy, chuồng gà cũng theo

Yêu nhau chẳng ngại nghèo giàu
Một manh áo rách, bạc đầu vẫn duyên

Yêu nhau mọi sự chẳng nề
Một trăm chỗ lệch, cũng kê cho bằng


Hoặc chọn chồng văn hay chữ tốt, viết lách hơn người:

Chả tham nhà ngói tày đình
Tham về ngọn bút rập rình trên tay


Lắm cô thì thực tế hơn …thích chồng có nhiều của :

Thông ngôn ký lục chẳng màng
Lấy chồng thợ bạc, đeo vàng đỏ tay

Trăm năm, trăm tuổi, trăm chồng
Hễ ai có bạc, thì bồng trên tay


Có cô thì cũng chẳng ngại tuổi tác chênh lệch :

Áo dày, chẳng nệ quần thưa
Bảy mươi có của, cũng vừa mười lăm


Ông già tóc bạc phơ phơ
Lắm tiền nhiều của, gái tơ động lòng

Trời mưa nước chảy qua sân
Em lấy ông lão, qua lần thì thôi
Bao giờ lão móm chầu trời
Thì em lại kiếm một người trai tơ

Càng già càng dẻo càng dai
Càng gẫy chân chõng, càng sai chân giường


Càng già, càng nhẹ phao câu
Càng lên xuống tiện, càng mau nhịp nhàng
( nghi quá, nhờ Viagra chắc!!)

Lắm cô thì hay kén chọn :

Phận gái lấy được chồng khôn
Xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng

Phận gái lấy được chồng khôn
Cũng như vàng cốm mà chôn chân giường


Có cô lại hay mơ tưởng được anh chồng có hiếu với vợ như :

Làm trai rửa bát quét nhà
Vợ gọi thì dạ, bẩm bà con đây


Còn cô khác thì trách móc ông Tơ Bà Nguyệt :

Bắc thang lên tận ông trời
Bắt ông Nguyệt Lão, đánh mười roi mây
Ðánh rồi lại trói gốc cây
Hỏi ông Nguyệt Lão se dây tơ hồng
Nào dây se Bắc, se Ðông
Nào dây se vợ, se chồng người ta
Vụng se, tôi phải chồng già
Tôi giận ông, muốn đốt nhà ông đây.


Người xưa vẫn thường nói là ở đời có bốn chuyện ngu : Làm mai, đứng nợ, gác cu, cầm chầu … nên cố mà tránh cho kỳ được...


NTH

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2007

Hoa trinh nữ

 
  
Hoa trinh nữ

Sáng tác: Trần Thiện Thanh

Qua một rừng hoang gió núi theo sang giũ bụi đường trên vai
Hái cây hoa dại lẻ loi bên đường gọi là hoa Trinh Nữ
Hoa Trinh Nữ không mặn mà như nàng hồng kiêu sa
Hoa đâu dám khoe màu cùng nàng Cúc vàng tươi
Hoa không bán hương thơm như nàng Dạ Lý trong vườn
Như hoa Trinh Nữ đẹp tựa chuyện tình hai chúng ta

Xưa thật là xưa nhớ mấy cho vừa nhớ mẹ kể đêm mưa
Có ông vua trẻ xuất binh qua rừng dẹp quân xâm lấn
Khi vua kéo quân về tình cờ gặp một giai nhân
Vua xao xuyến tâm hồn vời nàng về chốn hoàng cung
Truyền cho khắp nhân gian đem lụa là đến cho nàng
Trên ngôi cao chín từng hoàng hậu đẹp hơn ánh sao

Tôi không phải là vua nên mộng ước thật bình thường
Như yêu một loài hoa trên vùng đá sỏi buồn phiền
Loài hoa không hương sắc màu nhưng loài hoa biết khép lá ngây thơ
Tôi không phải là vua nên nào biết đến xa hoa
Không ngọc ngà kiệu hoa không nệm gấm không cung son
Tôi chỉ là người lính phong trần, thấy hoa nhớ người yêu rất xa

Nâng nhẹ một cây lá xếp trong tay lá ngủ thật mê say
Ngỡ đôi mi dày khép đêm trăng đầy cài then cung ái
Tôi nghe thoáng qua hồn mình vừa thành một quân vương
Quân vương giữa hoa rừng lòng bàng hoàng nhớ người thương
Và mong ước mai sau khi tan giặc nước vua về
Cho giai nhân ngóng đợi chỉ một cành Trinh Nữ thôi

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2007

Người đi tìm hình của Nước

Người đi tìm hình của Nước
Chế Lan Viên

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre.

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.

Hiểu sao hết "Người đi tìm Hình của nước”
Không phải hình một bài thơ đã tạc nên người
Một góc quê hương nửa đời quen thuộc
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vin hoa cho 25 triệu con người

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi.

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây ?
Sông Hồng chảy về đâu ? Và lịch sử ?
Bao giờ giải Trường Sơn bừng giấc ngủ,
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây ?
Rồi cờ sẽ ra sao ? Tiếng hát sẽ ra sao ?

Nụ cười sẽ ra sao ?
Ơi, độc lập !
Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu.

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin.

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
“Cơm áo là đây ! Hạnh phúc đây rồi !”
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.

Bác thấy:

Dân ta bưng mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc
Không còn người bỏ xác bên đường ray

Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.

Ôi ! Đường đến với Lê-nin là đường về Tổ quốc...
Tuyết Mát-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lê-nin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân.

Luận cương của Lê-nin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.

10 Bí quyết của một lập trình viên

  1. Không bao giờ sợ phải bắt đầu.
  2. Tôi sẽ không viết hai lần cùng một đoạn mã giống nhau.
  3. Khi phát triển phần mềm, hãy nghĩ đến tương lai.
  4. Viết mã càng ít bao nhiêu, mắc lỗi càng ít bấy nhiêu.
  5. Bạn sẽ không bao giờ trở thành một lập trình viên giỏi nếu chỉ tập luyện 2 giờ mỗi ngày.
  6. Tất cả các công việc đều có phần thú vị và phần buồn chán, không có ngoại lệ.
  7. Kẻ thù số một của các lập trình viên là gì? Kiêu căng.
  8. Lập trình viên sử dụng hầu hết thời gian của mình vào việc sửa lỗi.
  9. Chương trình càng dễ đọc bao nhiêu càng tiết kiệm thời gian bấy nhiêu.
  10. Trường học khiến các bạn tin rằng chương trình của bạn chỉ cần thỏa mãn một mình bạn là đủ. Điều này hoàn toàn sai lầm. Chương trình phải thỏa mãn khách hàng và các lập trình viên khác.

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2007

Dung khúc

Dung Khúc

Nguyễn Tất Nhiên


em ham chơi chưa hết mùa con gái
cười như hoa vui tiếng gọi mặt trời
nghịch như chim ăn dở trái chín cây
cây chín trái lòng anh rơi lăn lóc

em ham vui chưa hết ngày chim chóc
lời nhẹ nhàng nào anh trách cho đang
trời sinh chim hót cho cả mai hồng
cho vạn vật... có nhành cây nó đậu

lúc chợt hiểu ra thì anh đã khổ
lòng bao dung nào sánh nổi cây cành!
em ham đi chưa hết tuổi xuân xanh
như chim chóc thiên di theo thời tiết

anh trụi lá mùa trơ xương gánh rét
thèm như thông ngăn ngắt đứng đầu non
chẳng bao giờ thông dáng đứng cô đơn
tạo hóa cũng bất công cùng cây cỏ!

em mắc cỡ chưa hết thời au má đỏ
gió se đông có làm tái môi son?
sân lúa hồn anh nắng đã không còn
anh chỉ trách thời gian bày sớm, tối

chứ ai nỡ giận chim bay ù té
vì quá yêu nó liến thoắng tinh nhanh
em ham chơi mà đời lại ham giành
anh thua cuộc vì ... cắn răng độ lượng

anh thua cuộc vì nghĩ mình... cao thượng
(có nghĩa là đau chới với em ơi!)
chiều hôm nay mưa nhỏ nhỏ, sầu đời
sao chim sẻ tung tăng đùa khúc khích?
em ríu rít cho anh buồn muốn chết!



California 1987

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2007

Phản đề của “người Việt xấu xí”

Có những điều hết sức bình thường, có thể gọi là thâm căn cố đế, trong mỗi người Việt. Những điều ấy đôi khi cản trở sự tiến bộ, nhưng lại hoàn toàn có thể là cái nền xây đắp những điều tốt đẹp khác. Nhìn vào thói xấu của người Việt cũng là một cách để tự sửa mình. Nhưng chỉ nhìn vào những thói tật, suốt ngày mổ xẻ những điều đó như một khoái cảm thì quả nhiên là việc làm không bình thường....

Mới đây, trang blog cá nhân của một nhà báo có viết một thực tế khá ngộ nghĩnh: Một cô phóng viên đến "săn" vị quan chức ngành giáo dục và kiên quyết cho rằng, nền giáo dục đào tạo nước nhà quá kém, nhiều bất cập và làm thế nào để chúng ta không đào tạo ra những... phế phẩm. Cô nhìn thấy ở nền giáo dục ấy là một vòi bạch tuộc, sản sinh ra đủ thứ khuyết tật và gây nguy hại cho nhiều thế hệ.

Vị quan chức giáo dục than rằng, nền giáo dục nhiều bất cập thật, sai cũng không ít, báo chí nói không ngừng nghỉ biết bao năm, nhưng sự sửa sai cũng cần có thời gian, không phải trong chốc lát, không phải chuyện của một cá nhân. Nhưng bất cập nhiều đến đâu thì chúng ta cũng không phải cái lò đào tạo những phế phẩm. Nếu tất cả là phế phẩm thì đất nước Việt Nam không biết sẽ ra sao? Và cô phóng viên kia, không biết cô đã được trang bị những gì từ nhà trường, nhưng nếu cô coi mình là một phế phẩm, thì cô không dám hiên ngang để hỏi những điều ngông cuồng như thế...

Bài viết ngắn trên blog của nhà báo ấy đã lập tức nóng bỏng với hai chiều dư luận ngược nhau. Trong đó, không ít ngôn ngữ hè phố đã được sử dụng, những người sử dụng ngôn ngữ hè phố cho rằng, giáo dục Việt Nam không ra gì, không đáng một xu so với nền giáo dục tiên tiến "của Tây". Và bài viết bênh vực nền giáo dục Việt Nam là sự bao biện, thủ cựu, chứa nhiều giả dối.

Ai cũng có thể nói mình là nạn nhân của một nền giáo dục lạc hậu với nhiều điều dối trá. Nhưng ít ai đặt ra những phản đề cho mình, rằng mình sẽ làm gì để góp phần thay đổi tình trạng đó, tại sao mà những bất cập lại phát sinh? Cũng không mấy người đặt ra câu hỏi rằng, tại sao cũng trong một hệ thống giáo dục ấy, cũng trong những tư duy còn nhiều lạc hậu ấy, vẫn có những người Việt trẻ tài năng, thành đạt, đoạt những giải thưởng lớn quốc tế? Chắc chắn, những học sinh ấy không bao giờ cho rằng mình là một phế phẩm của nền giáo dục Việt Nam.

Chúng ta thường nhìn vào mặt trái để đổ lỗi cho mọi chuyện, trong đó có sự thấp kém của chính chúng ta, mà quên mất một câu thực sự cũ nhưng thực sự quan trọng rằng "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Tôi nhớ một nhà văn trẻ người Việt đang làm tiến sỹ xã hội học tại Hoa Kỳ, người chịu sự tác động cụ thể từ hai nền giáo dục cách xa nhau nửa vòng trái đất, có nói đại ý rằng, tất nhiên giáo dục Hoa Kỳ có nhiều tiến bộ hơn Việt Nam, nhưng ở đó cũng có những hệ quả và những bất cập mà chỉ những ai đi sâu vào thực tế mới hiểu được.

Ở nước Mỹ cũng có không ít trẻ em thất học, không ít người học hành dở dang và người thất nghiệp không hề hiếm. Còn học tập có thành công hay không, cái quyết định lớn nhất vẫn là ở người học. Nếu không tự học, thì nền giáo dục có ưu việt đến mấy cũng không thể sản sinh ra những nhân tài.

Có lẽ trong những diễn đàn, trong những cuộc tán gẫu "chửi" nền giáo dục "đào tạo ra những phế phẩm" xuyên màn đêm, không nhiều lắm những người Việt trẻ tự vấn lại mình, rằng mình có thực sự muốn học hay chưa, hay thực chất mình vẫn là một kẻ muốn người khác mang điều tốt đẹp tới? Chúng ta có đôi chân và có một khối óc, chúng ta có thể tự đem đến những điều tốt đẹp cho mình thay vì ngồi đó nói như những cái loa rè, nói những điều không làm bất cứ ai lạ lẫm.

Nếu vào các diễn đàn trên Internet, người ta luôn gặp những trang nói xấu người Việt của chính những người học tiếng Việt từ lớp một nhưng viết tiếng Việt sai chính tả rất nhiều. Họ thường rất rảnh rỗi để ngồi kể xấu từ cán bộ A cho đến cơ quan B, cái gì cũng đầy những thói xấu. Suy cho cùng, ở đâu có con người thì ở đó có những điều không tốt và không hoàn hảo. Nhưng không hiểu vì sao, chính những người mũi tẹt da vàng, ăn cơm nấu từ gạo ruộng châu thổ, nói tiếng mẹ đẻ từ bé (vì không thạo thứ tiếng gì khác) lại luôn mồm chê người Việt là xấu tính, mọi rợ, nhỏ nhen, tiểu nông, lạc hậu...

Nếu cứ nhìn từ những diễn đàn đó, Việt Nam có lẽ là nơi tận cùng của thế giới với đủ sự trì trệ khiến không còn ai có thể ngẩng mặt lên. Những thói xấu được đưa ra không hoàn toàn sai, nhưng tại sao chúng ta lại chỉ nhìn vào những thói tật ấy để thở dài? Và đến bao giờ chúng ta sẽ không chửi đổng nữa để bắt tay thực sự vào làm một việc gì đó tích cực hơn. Ai đó nói, biết được cái xấu mà nói giúp cũng là may rồi. Nhưng biết để rồi cải tạo nó thì sẽ còn may hơn nhiều, ý nghĩa hơn nhiều.

Cũng mới đây, dư luận tò mò về sự chuẩn bị ra đời một cuốn sách nói về các thói xấu của người Việt. Một cuốn cẩm nang chăng? Tôi nhớ đâu đó trên Internet, người ta đã truyền nhau một tác phẩm tương tự như thế của những công dân một nước láng giềng. Nhìn được tận nơi, chỉ ra được những tật xấu của cả một dân tộc, đó cũng là một khả năng, một trí tuệ vậy. Chỉ ra để ít nhất cũng hạn chế bớt nó, hay triệt tiêu được thì tuyệt vời, dân tộc đó chắc chắn sẽ hùng cường, thành dân tộc rồng bay. Nhưng sự thật thì không được như thế.

Cuốn sách đó trôi nổi trên Internet như một thứ tài liệu bồng bềnh, ai đọc cũng được, ai thêm cũng được và ai cũng có thể nói, đúng thật. Nhưng rồi đâu cũng lại vào đấy. Bởi vì đứng ở trên cao nhìn xuống, đứng ở bên ngoài nhìn vào bao giờ cũng dễ. Con người là vậy, nhìn thấy khuyết điểm của người khác luôn nhanh hơn của mình. Những lời chê bao giờ cũng dễ nói. Bởi nếu nhìn mọi việc theo một con mắt của một bà mẹ chồng khó tính thì luôn nhìn thấy những điều đáng chê. Phải sống trong lòng một xã hội, phải dấn mình vào từng công đoạn của một việc làm, mới thấu được vì sao lại thế và vì sao mà ra những đặc tính không hay. Nói thẳng với nhau những điều chưa hay là điều đáng trọng. Nhưng nhìn nó bằng thái độ nào và ứng xử ra sao với những điều đó, đấy mới thực sự là điều cần xem xét.

Khi đặt ngược lại vấn đề về cuốn sách, mục đích chính của người làm ra cuốn sách ấy, phải chăng là một sứ mệnh cao cả, muốn thay đổi cả một dân tộc với rất nhiều tính xấu? Nếu làm được điều đó, có lẽ đây thực sự là một nhân vật không thể lãng quên của lịch sử. Nhưng thực chất đây là một cuốn sách ghi chép lại những lời của người khác về những thói hư tật xấu đây đó trong những thời khắc cụ thể của người Việt.

Về nguyên tắc, khi tách những câu, những đoạn này ra khỏi văn cảnh để tổng kết thành bản chất xấu xí của người Việt có lẽ là việc không chuẩn xác cho lắm. Khi câu chữ bị tách rời, hoàn toàn có thể bị bóp méo ý nghĩa. Và những thói tật đó, có thể trong từng hoàn cảnh là đúng, trong từng thời điểm là không sai, nhưng quy kết thành bản chất thì lại là việc hoàn toàn khác. Hơn thế, những đoạn viết về thói tật của người Việt được trích dẫn trên báo chí thời gian qua (sẽ là phần nội dung cuốn sách) có một đặc điểm chung là hầu như nặng tính chủ quan cá nhân, những người viết dựa vào sự quan sát của mình chứ không dựa trên bất cứ khảo sát nào. Khi những đặc tính đó được viết nên bởi sự quan sát của một người thì cũng có nghĩa nó sẽ bị giới hạn bởi tầm quan sát chỉ của một người hoặc bị giới hạn bởi không gian, thời gian mà người đó quan sát.

Thực chất, có nhiều cuốn "người xấu xí" của nhiều dân tộc, đó là một cách để nhìn lại mình. Tuy nhiên, nếu nhìn chung lại, nhiều tính xấu của người Việt cũng là tính xấu của nhiều người trong những sắc dân khác. Người Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm. Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng. Mà cái tốt của người Việt nhiều khi lại bị mờ nhòe đi.

Nói "người Việt xấu xí" giống như nói về cả một dân tộc với quá nhiều tật xấu phải xếp thành một cuốn sách. Trong khi đó, chúng ta vô tình quên đi rằng, cả một dân tộc phải đau đớn trải qua không biết bao nhiêu cuộc trường chinh để có ngày bình yên cho chúng ta ngồi mà xét lại những thói tật của mình.

Chúng ta không viện dẫn chiến tranh như một thứ bùa mê, cũng không ngủ quên trên những trang văn ca ngợi chiến thắng, nhưng cần hiểu rằng, lịch sử của dân tộc này là lịch sử của những cuộc chống ngoại xâm. Chính những cuộc chiến chống ngoại xâm ấy mà tạo thành cốt cách, thành thiên tính và cả tư duy của dân tộc. Chính những cuộc chiến ấy đã tạo cho họ những thứ mà lúc này chúng ta coi là thói tật, nhưng ở vào những lúc khác, ở vào một hoàn cảnh khác, lại là một sức lực mạnh mẽ chống trả những đòn thù.

Có thể hiểu rằng, sự phản kháng có ý thức của một bộ phận những người tự cho mình là cấp tiến có nguyên gốc từ sự bất bình với lối tuyên truyền một chiều trong thời gian tương đối dài cũng như một số tiêu cực, những thói tật bị bưng bít dưới những vỏ bọc tiêu cực. Đã có khi, chúng ta không nhìn thẳng vào những việc chưa làm được. Tuy nhiên, tất cả những điều đó không đủ làm bằng chứng để nói lên rằng, dân tộc Việt Nam xấu xí và con người Việt Nam mang quá nhiều thói tật.

Một sự kiện vẫn còn thời sự, đó là khi Việt Nam tổ chức Hội nghị APEC 2006, điều tưởng như không thể đã thành có thể. Chúng ta đã tổ chức thành công hội nghị quốc tế quan trọng này và Hội nghị đã đạt được những thỏa thuận quan trọng.

Chúng ta không ngủ quên, cũng không quá tự tin một cách lố bịch. Chúng ta không hão huyền với những gì đã đạt được. Cũng không phủ nhận những tiến bộ còn khiêm tốn của thang bậc Việt Nam với quốc tế. Nhưng chúng ta cũng không nên nhìn mọi thứ bằng một đôi mắt màu xám. Không ảo tưởng nhưng cũng chẳng việc gì phải tự ti. Bởi chúng ta cần là những người bước đi chứ không phải ngồi lại và sợ hãi.


Thiên Lương


Công an nhân dân

Theo Công an nhân dân