... hu28m, tù trưởng giàu mạnh, đầu đội khăn xếp, vai mang nải hoa ...

...

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2007

Thơ thơ ...

Lời đưa duyên...

"...Người hãy mở tay, người hãy mở lòng mà nhận lấy :Đây là lòng tôi đang thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân, và đây là tuổi xuân của tôi, và đây là sự sống của tôi nữa; tôi mang tặng cho người trong mấy bài thơ đây.

Hỡi người vu vơ, thực hay là mộng, xa xôi hay ở gần, hỡi người bạn đọc có muôn tâm hồn và muôn hình ảnh, tôi đã tin tưởng ở Người như một kẻ si mê yêu dấu một bóng mộng, có lẽ có mà cũng có lẽ không.Tôi cần đáp lại những lời viễn vọng của một không gian nào đằm thắm xa xôi, của một chốn nào nồng say dịu ngọt.Có lẽ đó là một cõi lòng bè bạn, cũng có thể đó là cõi lòng tôi nó tự nhân làm hai để có cớ vẩn vơ...

Dù sao tôi vẫn mong chờ ở Người, ở một hiện tại, ở một tương lai mờ mịt. Tôi không mặc cả về sự hững hờ hay đón tiếp; tôi chỉ lo sợ cho lời hát của tôi ngắn cánh không bay lên được cao, không bay được xa để đi tới Người. Và tôi để lòng tôi trong những câu, những chữ, trong những tiếng; tôi đã gửi nhịp máu trong nhịp thơ, đã gói gắm hơi thở của tôi trong ít nhiều âm điệu. Tôi sợ mất sự sống của tôi, không muốn nó rớt rơi chảy trôi theo dòng ngày tháng, tôi đã ráng bỏ mảnh đời tôi trong từng hàng chữ, để gửi đi, gửi cho Người, cho Người bốn phương...

Đêm nay, ánh đèn sáng lạnh với đêm khuya, tôi cầm tập thơ đầu và làm một người độc giả. Tôi cảm xúc biết bao khi gặp lại cái say đắm mà tôi đã mất trong mấy tháng nay. Đấy, bạn xem, bạn cần gì phải trách tôi sôi nổi; năm tháng và cuộc đời đã lãnh cái công việc ấy rồi, chẳng mấy chốc mà chúng sẽ làm xong cái mục đích tối đen của chúng.

Tôi thú nhận với bạn một điều tâm sự quá : Tôi đã trân trọng nhớ lại tôi của năm ngoái, của năm trước, của tuổi nhỏ giàu như một bao vàng...Tôi ngơ ngẩn ngắm lại tôi trong mấy bài thơ, và sau mấy tháng bằng phẳng chán chê, tôi thấy lòng tôi như được ấm nóng nhờ cái nắng dư mà tôi đã cất trong mấy bài thơ tuổi trẻ.

Bạn đừng quanh co hiểu rằng tôi tự ca tụng; tôi chỉ mách với bạn để tỏ rằng sự thiết tha thật không đáng trách, sự cuồng si là một cái bệnh ta chớ vội đuổi, và ta hãy vui lòng sống cho trọn vẹn tuổi xuân hiếm hoi của ta.Bạn ơi! Tập "Thơ thơ" đầu của tôi đây, bạn chớ bắt chước những người khôn ngoan, họ không biết quý phần ngon nhất của đời : Tình yêu và Tuổi trẻ.

Chỉ một bóng thôi, một thoáng thôi, và tay ta đã buông thõng, không còn đủ hăng hái để bám vào vú thơ, vú mộng mà uống lấy sữa nồng!

Thanh niên của tôi chưa hết, nhưng chắc đâu tôi còn cái mê mải cuồng bạo của ngày hôm kia ? Bạn xem tập thơ đầu của tôi, xin hãy đọc bằng cái lõi đẹp nhất, tươi nhất của lòng bạn, bạn ạ! Tôi rất sợ sự lạnh nhạt, sở dĩ tôi đã tha thiết như vậy, là vì muốn xứng đáng với lòng bạn thiết tha.Tôi đã gửi tâm hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng, những "thơ thơ" cũng là những cái bỏng lưỡi, hay là cái đau răng vì đã uống tham lam vào suối mặt trời, đã ăn ham hố vào trái mùa xuân. Và khi nào người ta đã xua tay không còn khát thèm, là lúc người ta cũng không còn vui sống nữa.

Bạn hãy nhận "Thơ thơ" của tôi với một tấm lòng rất bạn. Không gì quý bằng sự thực tình :Bạn hãy đọc như là thơ của tâm hồn bạn, bạn ơi...

Bạn đừng chê thơ khó, ăn chuối còn phải bóc vỏ, huống chi thơ hải có một chút cố gắng mới tăng thêm thú vị. Hôm nay, bạn đã có một quyển sách, và sách không phải là báo, thơ rõ rệt quá sẽ chóng trơ trẽn, và nếu thơ tôi dễ dàng, chỉ e sợ bạn sẽ càng chóng chán thôi.

Đấy, bạn của tôi, có hay không, xa hay gần, tôi gửi tập thơ cho bạn.Khi còn ở trong bản thảo, nó là của riêng tôi. Nhưng bây giờ nó đã rời tôi, để chịu những vinh nhục của sự đời, tôi không thể lấy lòng tôi mà bênh vực, che chở nữa...Ấy là những bài thơ đi trốn cô độc, ấy là những con chim thì đúng hơn, những con chim si mê ra từ một ổ lòng ngây dại bay nhờ ngọn gió bốn phương. Đón lấy, bắt lấy chúng bằng đôi tay bạn thân yêu, bạn nhé.Gió lên, gió lên rồi, may hay rủi?Không ai có lái để quay hướng gió.Tôi không biết, không muốn biết nữa, ổ chim của tôi đập cánh sắp bay rồi...Hỡi không gian, xin người đừng lạnh lẽo..."

Đó là toàn bộ "Lời đưa duyên" của nhà thơ Xuân Diệu tựa cho tập thơ đầu của mình, tập "Thơ thơ", xuất bản năm 1938. Cũng giống như cái tên của mình, Xuân Diệu đã trở thành mùa xuân kì diệu cho thơ ca đất nước vào đầu thế kỉ XX! Ngọn gió Xuân Diệu thổi qua, bao nhiêu hồn thơ đang nằm im lìm trong bóng tối choàng bừng dậy để cởi mở lòng mình.
"Lời đưa duyên" đã cất cánh cho thơ Xuân Diệu bay theo hướng gió của bốn phương trời, nhận được cái "hữu duyên thiên lí" của bạn đọc trăm nơi. "Lời đưa duyên" cũng đã mở đầu cho cái duyên của Xuân Diệu bám riết lấy trần thế, níu chặt lấy cuộc sống , và phả vào thơ....
"Lời đưa duyên", cũng muốn bắt đầu cho những ấn tượng về nhà thơ Xuân Diệu trong trang viết này, một ấn tượng mạnh mẽ mà ta sẽ tìm thấy trong các bài thơ.


Yêu

Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà đã được yêu.
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu;
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết trong lòng một ít.

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu.
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.



Bài thơ tuổi nhỏ

Giơ tay muốn ôm cả Trái đất
Ghì trước trái tim, ghì trước ngực,
Cho đầy trước mặt khoảng cô đơn
Bao la muôn trời, sâu vạn vực.

Làm sao sống được mà không yêu,
Không nhớ không thương một kẻ nào ?
Hãy đốt đời ta muôn thứ lửa
Cho bừng tia mắt đọ tia sao!

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2007

Thời loạn ...

亂時

Sáng tác: Đặng Trần Côn - 鄧陳琨, Việt Nam

天地風塵
紅顏多屯
悠悠彼蒼兮誰造因
鼓鼙聲動長城月
烽火影照甘泉雲
九重按劍起當席
半夜飛檄傳將軍
清平三百年天下
從此戎衣屬武臣
使星天門催曉發
行人重法輕離別
弓箭兮在腰
妻孥兮別袂
獵獵旌旗兮出塞愁
喧喧簫鼓兮辭家怨
有怨兮分攜
有愁兮契闊
良人二十吳門豪
投筆硯兮事弓刀
直把連城獻明聖
願將尺劍斬天驕
丈夫千里志馬革
泰山一擲輕鴻毛
便辭閨閫從征戰
西風鳴鞭出渭橋


Loạn thời

1. Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân
Cổ bề thanh động Trường Thành nguyệt
5. Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân
Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch
Bán dạ phi hịch truyền tướng quân
Thanh bình tam bách niên thiên hạ
Tùng thử nhung y thuộc vũ thần
10. Sứ tinh thiên môn thôi hiểu phát
Hành nhân trọng pháp khinh ly biệt
Cung tiễn hề tại yêu
Thê noa hề biệt khuyết
Liệp liệp tinh kỳ hề xuất tái sầu
15. Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oán
Hữu oán hề phân huề
Hữu sầu hề khế khoát
Lương nhân nhị thập Ngô môn hào
Đầu bút nghiên hề sự cung đao
20. Trực bả liên thành hiến minh thánh
Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêu
Trượng phu thiên lý chí mã cách
Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao
Tiện từ khuê khổn tùng chinh chiến
25. Tây phong minh tiên xuất Vị kiều


Thời loạn

(Người dịch: Đoàn Thị Điểm)

1. Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên(1)
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
5. Trống Tràng Thành(2) lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền(3) mờ mịt thức mây.
Chín lần gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
10. Áo nhung(4) trao quan vũ từ đây.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng niềm tây(5) sá nào.
Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa(6)
15. Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng.
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền(7) mong tiến bệ rồng,
20. Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời(8)
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa(9)
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.(10)
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị(11) ào ào gió thu.

Chú thích:
(1) Truân chuyên: gian nan khốn khó
(2) Tràng Thành: Vạn lý trường thành
(3) Cam Tuyền: tên một vùng đất
(4) Áo nhung: áo của quân nhân
(5) Niềm tây: niềm riêng
(6) Thê noa: Vợ con
(7) Thành liền: liên thành (những thành liền nhau). Điển tích: Nước Triệu có hai hòn ngọc bích. Vua nước Tần viết thư xin đem 5 thành trì đổi ngọc ấy. Về sau, vật gì quý giá gọi là có giá trị "liên thành"
(8) Giặc trời: "thiên kiêu". Hán thư có câu: "Hồ giả thiên chi kiêu tử" (giặc Hồ là đám con khó dạy của trời)
(9) Da ngựa: "mã cách" (mã: ngựa, cách: da). Điển tích: Đời Đông Hán, Mã Viện, tướng giỏi, từng nói: "làm trai nên chết chốn sa trường biên ải, lấy da ngựa bọc thây chôn mới gọi là trai"
(10) Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao: Tư Mã Thiên nói: "Người ta vẫn có cái chết, song có cái chết nặng tựa núi Thái Sơn, có cái chết nhẹ tựa lông chim hồng". Ý nói có sự đáng chết và không đáng chết.
(11) Cầu Vị: "Vị kiều". Lý Bạch có câu thơ: "Tuấn mã nhược phong phiêu, minh tiên xuất Vị kiều" (Ngựa giỏi đi nhanh như gió cuốn, thét roi ra lỗi cầu sông Vị).

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2007

Hoàng Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam.

Bài Cho Hải Ðảo Hờn Căm

Thơ: Phạm Lê Phan


Lời biển gọi cuối năm
Hờn căm trừng mắt lửa
- Hỡi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa ...
Mẹ Ðứng mũi Sơn Chà
Gửi hồn ra Ðông Hải
Ðảo nổi giận nên biển cuồn sống dậy
Ôi, đất nước ông cha: tay đứt lòng đau
Súng thét khơi xa, sao lửa đốt trong đầu
Lòng mẹ bời bời: ruột mềm máu chảy
Mắt mẹ trông vời, triền môi run rẩy:
- Hỡi Hoàng Sa, hỡi các cháu con ta?

Con cháu mẹ
Năm mươi đứa làm anh hùng của bể
Năm mươi con thành dũng sĩ Trường Sơn
Bốn ngàn năm mài nhọn mũi căm hờn
Phóng mắt hận, nghiến răng ghìm giặc Bắc.
Cờ Nương Tử phất bay hồn xâm lược
Gươm Mê Linh thét máu nhuộm đầu voi
"Trèo lên đỉnh núi mà coi
Dáng Bà quản tượng trăng soi ngời ngời".
Cửu Chân hề, Cửu Chân ơi!
Gót nhi nữ ra khơi
Ðạp tan luồng sóng dữ
Chém cá tràng kình, rạng danh liệt nữ
Dũng khí Nhụy Kiều gục mặt Bắc quân!

Ngậm mối thù truyền kiếp mấy ngàn năm
Con cháu mẹ từng nhọc nhằn u uất
Ðắm biển mò châu phơi rừng tìm ngọc
Nanh vuốt sài lang nào kể gái hay trai
Máu mỡ no nê muông thú một bầy
Loài đỉa Hán vốn cuồng say máu Việt
Nước độc rừng thiêng một đi là một chết
Vạn người đi, không một bóng ma về

Ðá Trường Sơn con khắc ngập câu thề:
"Ðòi nợ máu phải đổi răng, đổi mắt!"
Bạch Ðằng xưa nghẹn giòng muôn xác giặc
Dù Hán, dù Mông nước đỏ cũng hôi tanh
Tóc thú đuôi sam - gươm dáo Việt tung hoành.
Vó ngựa Lý, Lê từng phen đạp Tống
Ngọn dáo Ðinh, Trần vạch cõi Nam uy dũng,
Ðầu Mãn Thanh vờn kiếm lộng Quang Trung.
Trải an nguy son sắt vẫn một lòng
Mỗi tấc đất một chiến công oanh liệt
Mỗi tên người một anh hùng, nữ kiệt
Mỗi gốc cây muôn xác quỉ vùi sâu
Dòng Việt Nam chưa hề biết cúi đầu
Dù giặc Bắc bạo tàn hơn súc vật!

Hồn Nam Hải cuối năm
Lạnh căm căm hơi bấc
Bởi thương con mẹ lên đỉnh Sơn Chà
"Ôi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa
Khôn thiêng nối gót mẹ cha mà về".
Hãy đứng thẳng mà đi
Hỡi đàn con từng khua sôi biển cả
Cất cao đầu uống lời thề sông Hóa
Hàm Tử, Vân Ðồn, Tây Kết, Chương Dương,
Vươn chiến công kim cổ Bạch Ðằng Giang
Xô cuồng vọng Bắc Kinh vào biển máu!
Xưa ông cha mình giết Liễu Thăng, Hoằng Tháo
Ðánh gục đầu Tôn Sĩ Nghị, Thoát Hoan.
Giờ bè lũ Mao lại xâm phạm biên quan
Xua hải tặc cuồng điên lên cướp đảo
Ôi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa yêu dấu
Ðất đai ta một mảng cũng thịt xương
Tổ quốc ta một tấc cũng tim gan
Xương thịt đứt thì tim gan đau xót!
Hỡi đàn con của Cửu Long bất khuất
Ngạo nghễ trên vai hồn An Lộc, Tam Biên
Mang trong tim giòng máu thép Trị Thiên
Lời phạt Bắc thét run hồn biển cả.

Chiều cuối năm, một mối thù chưa trả
Xuân sắp về - trời bỗng nặng nề mưa ...

Gia Ðịnh, chiều 30 Tết Giáp Dần (22-01-1974)



Hoàng Sa là đất của Việt Nam, là đảo của Việt Nam, là biển của Việt Nam. Trong Hồng Ðức Bản Ðồ viết từ thời Lê Thánh Tông, đã minh định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ Việt Nam. Cụ Huỳnh Thúc Kháng, nhà cách mạng người Quảng Nam, trong báo Tiếng Dân, xuất bản ngày 23-7-1938 đã ghi lại các tài liệu, các dấu tích về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có đoạn viết" "Vấn đề "quốc tịch đảo Tây Sa" này, nếu trên sân khấu quốc tế, nhận chủ quyền sở hữu của những ai chiếm trước và có tài liệu làm chứng hẳn hoi, như luật điền thổ, khai tài, khai lập nghiệp ở xa, bằng theo lộ tịch và phân thư chúc từ của tiền nhân để lại, tưởng không có nước nào có chứng cứ đầy đủ như nước ta."

Ngày 13/7/1961, Tổng thống Ngô Ðình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định : "Quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Ðịnh hải trực thuộc quận Hòa vang. Xã Ðịnh hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh".

Ngày 21/10/1969, Thủ tướng Chính phủ VNCH ký nghị định số 709-BNV/HCÐP để "Sáp nhập xã Ðịnh Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận".

Tuy nhiên, ngày 19 tháng Giêng năm 1974, hạm đội hùng hậu của hải quân Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam. Sau những trận hải chiến dữ dội chung quanh quần đảo Hoàng Sa để chống lại một kẻ thù đông hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã buột phải triệt thoái khỏi vùng đảo, nơi tổ tiên chúng ta đã bao đời gìn giữ. Trong vùng biển mẹ thân yêu, từ đó, đã nhuộm thêm máu của những người con ruột thịt, Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí ..và nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước khác.

Ngày 14 tháng 2 năm 1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Việt Nam Cộng hòa công bố Sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nghị quyết ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.

Hoàng Sa đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng Hoàng Sa vẫn muôn đời sẽ ở lại trong lòng của mỗi người Việt Nam. Mỗi người Việt Nam phả ghi khắc trong tim mình: Hoàng Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam.

Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc bá quyền hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa.

Theo website XuQuang - (Có chỉnh sửa cho phù hợp)

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2007

về sớm, ngủ sớm thôi... (Using Sleep to Change Your Life)

I recently caught myself slipping into a familiar rut. With a busier schedule and more responsibility, it became increasingly difficult to focus on my path and I found myself turning to old habits of worry and fear.

You have to catch yourself and turn it around and the quicker you do so, the easier it will be. That is why I like keeping some good inspirational movies around. You can make an excuse not to read a book or listen to a tape, but something about a movie will keep you entertained while allowing you to soak and think. This time it was the movie “What the Bleep Do We Know.”

They show the main character of the film first having odd nightmares and later awaking from what seems to be a life changing sleep. It reminded me of how I used sleep to change my life and so I did a refresher last night.

If you think about it, nearly half of our lives are devoted to sleep, I wonder specifically if this is only for just biological reasons. In my case, I saw a peculiar pattern. I would go to bed frustrated and exhausted, then have horrible nightmares and wake predisposed to have a bad day. That of course was the extreme, but many including myself have dreams that often play out inner most thoughts…and most often our fears. Some examples are: Being humiliated–the classic dream of going to work or school with no pants on. Being too weak–another dream where we seem to move in slow motion.

Many scientists believe that your dreams are actually used to catalog your memories of the day, however if you believe as I do that your thoughts are driving your life, then this time is crucial since it may be in fact setting up your oncoming day. Sleep may be the key to breaking the viscous cycle of negative thoughts. What you chose to remember and more importantly, how you choose to remember it.

So set up a routine when you go to bed and first wake. I often try to wind down and never go directly to sleep after eating, exercising or in my case working. Before laying down for the night, sit on the edge of the bed and close your eyes. Think about everything you have that you can be thankful for. Think about how exciting it will be to eventually receive what it is you were dreaming about. Loose yourself in the moment and don’t let anything from the day distract you. Think about how healthy you are and how strong your body is, no matter your condition. I use to suffer from neck and back problems, so I use this time to think of my spine in perfect alignment. I could finally stop visiting a chiropractor since doing so. Only focus on things that fill you with strength and joy. When in that “zone” lay back and drift to sleep.

One, you will drift off to sleep faster, but more importantly, no matter the mattress you are sleeping on, you will actually wake more refreshed and rested. When you wake, repeat the process by sitting on the edge of the bed and think about how wonderful your day will be. Even if you had a bad dream, wake determined that it will not effect your day. Think about something you had planned for the day and think about it going smoothly and with perfect results. Know deep in your heart, that today is going to be better than yesterday…and that will carry on forever. French psychotherapist, Emile Coue, advised to repeat the phrase:

Every day, in every way, I am getting better and better.

Once you start doing this, mysteriously things will start to change. It is almost if you are creating your own luck. Personally, I noticed people were much nicer to me…people would go out of their way to help me. Small things like finding great parking spaces or eventually big things like bargains that saved my wife and I lots money and free vacations.

All I can say is, if you don’t believe it works….you are absolutely right. However, if you do believe it works, you too are absolutely right as well. Just make up your mind. What do you have to loose for trying?

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2007

Đám cưới trên đường quê

Đám cưới trên đường quê




Sáng tác: Hoàng Thi Thơ

Ô ô sáng hôm nay trên quê hương tôi
Quê hương xinh xinh, quê hương hữu tình,
Quê hương xinh xinh, quê hương hòa bình,
Đường nở hoa trắng xanh vàng tím,
Đẹp làm sao bướm bay chập chờn,
Đàn chim non véo von ngọn tre
Khăn mầu son, áo mầu vàng,
Ơi bà con đến xem mùa cưới,
Chân hài cong, tay dù hồng,
Lâu thật lâu mới thấy được một ngày vui

Ô ô sáng hôm nay quê tôi ra xem,
Cô dâu con con y trang mỹ miều,
Cô dâu non non dung nhan mặn mà,
Chà... nhà ai có ông rể quý,
Chà... nhà ai có cô dâu hiền,
Ồ ngộ thay có con lợn quay,
Xôi đầy mâm, cau đầy buồng,
Đây nguồn vui hiếm hoi ngày cưới,
Trông thật hay, trông buồn cười,
Ra mà xem mới thấy được cả niềm vui.

Điệp khúc:

Anh anh ơi, người tình tôi ơi! Anh anh ơi, xem người ta họ cưới nhau rồi.
Em em ơi, người tình tôi ơi! Em em ơi, chuyện chúng mình đã tính sao chưa?

Anh anh ơi, người tình tôi ơi! Anh anh ơi, xem người ta họ cưới nhau rồi.
Em em ơi, người tình tôi ơi! Em em ơi, chuyện chúng mình cũng tính đi thôi!

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2007

Cô gái mùa đông

Cô gái mùa đông





Sáng tác: Toàn Thắng
Trình bày: Đăng Khôi - Thủy Tiên


Từng cơn gió khẽ vô tình
chiếc lá lìa cành buông xuống lòng đường
ngồi nhặt chiếc lá tôi nhớ về
Cô bé đáng yêu của tôi

Mùa đông đến em vẫn cười
em ước mình là bông tuyết ngoài trời
để được bay mãi lên thiên đường
một thiên đường tuyết rơi

Tuyết chẳng có đâu em ơi
chỉ có tôi bên cạnh em thôi
Mùa Đông đến gió khiến em se lạnh
Đừng lo vì còn tôi đây.

Bước cùng với nhau dưới cơn mưa phùn rất lâu
Tôi nhìn em, em đỏ mặt, em không nói khiến cho lòng tôi bồi hồi
Trong ngần mắt em thấy long lanh muôn ngàn tuyết rơi
Môt mùa đông em đứng đó
Một mùa đông êm đềm.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2007

Lại có kẻ theo vợ bỏ cuộc chơi ....

Wedding March (Here comes the bride)





Hãy yêu nhau đi - Trịnh Công Sơn





Endless Love





Chuyện sui gia
Sáng tác: Giao Tiên
Trình bày: Thành Lộc - Kim Tự Long





Lời tỏ tình đáng yêu
Sáng tác: Ngọc Sơn



Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2007

Mẹ Việt Nam anh hùng

Tấm lòng bà mẹ Việt Nam anh hùng

Hình ảnh một bà lão mặc chiếc áo len màu nâu đất, tay cầm chổi, nhang, đèn sang nghĩa trang liệt sĩ xã Quơn Long làm công việc thường nhật của mình. Đó là hình ảnh của Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Yến.

Mẹ Phan Thị Yến nay đã gần 90 tuổi, nhưng trông mẹ vẫn còn minh mẫn lắm. Ngồi trong ngôi nhà tình nghĩa nhà nước trao tặng, mẹ nhớ lại khi còn là một thiếu nữ lớn lên trong gia đình ở đất Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An được cha mẹ gả về vùng đất Quơn Long đầy khói lửa của chiến tranh. Về sống với chồng được vài năm, lúc ấy chiến tranh ác liệt lắm bọn chúng bắt mẹ, đánh đập hành hạ dã man, thậm chí đốt cả nhà của mẹ. Vào những đêm chúng đi càn quét, mẹ phải bồng bế các con đi trốn. Tưởng chừng bao gian khổ ấy sẽ làm lung lay ý chí của mẹ, nhưng mẹ đã không sợ mà còn nuôi giấu cán bộ, lo cho cán bộ từng nắm cơm, từng chén nước. Khi các con trưởng thành, mẹ đã động viên và cho các con thoát ly gia đình tòng quân giết giặc. Mẹ có bốn người con trai, trong đó có đến ba người tự nguyện theo con đường cách mạng: người đi bộ đội, người theo du kích. Các anh đi chiến đấu ngoài chiến trường, ở nhà mẹ vẫn tiếp tục nuôi giấu đồng chí, đồng đội của các anh. Năm 1967, người con trai thứ của mẹ, anh Phạm Văn Trừ đã hy sinh mà không tìm được xác. Đến năm 1968, mẹ lại mang thêm nỗi đau khi nhận được tin hai anh Phạm Văn Be Lớn và Phạm Văn Be Nhỏ cũng bỏ mẹ ra đi, để lại cho mẹ bốn đứa cháu nội còn rất thơ ngây. Mẹ nuốt nước mắt vào lòng, biến đau thương thành sức mạnh, tiếp tục phục vụ cho cách mạng và nuôi nấng các cháu.

Năm 1975, nước Việt Nam giành được độc lập, nhìn thấy các con, các đồng chí, đồng đội nằm rải rác ngoài biền, ngoài lầy, người chỗ này người nơi kia, mẹ đã hiến 03 công đất của mình và cùng chính quyền xã xây dựng nghĩa trang liệt sĩ xã Quơn Long. Để được gần con, gần những chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, mẹ đã tự nguyện giữ nghĩa trang kể từ ngày mới xây xong.

Hơn 30 năm đi qua cũng là ngần ấy thời gian mẹ gắn bó với nghĩa trang này, nay mẹ đã già, sức đã yếu nhưng ngày ngày lúc rảnh rỗi mẹ vẫn sang đốt nhang cho từng nấm mộ, quét từng chiếc lá rơi, có những lúc buồn quá vì nhớ con, mẹ lại sang đây ngồi cạnh mộ con mà tâm sự, ôm từng nấm mộ như đang ôm con của mình. Hình như trông mắt mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Yến bao giờ cũng có những giọt nước mắt long lanh giành cho các con thân yêu.

THANH THÚY
(http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=1002&cap=3&id=3605)

************************

Mẹ Việt Nam anh hùng






Sáng tác: An Thuyên

Hát về những ngưòi mẹ Việt Nam hát về những người mẹ anh hùng
Đời dâng hiến giống nòi mẹ sống giữa gian lao
Vì đất nước hy sinh cả cuộc đời

Nhìn mái tóc mẹ bạc phơ và ánh mắt mẹ như mơ là biết mấy chờ mong mỏi mòn
từng đứa con ra đi không bao giờ trở lại
Chỉ câu hát ru con bên nôi chỉ câu hát cuộc đời mẹ ru là trẻ mãi mẹ ơi

Chìm lắng hết ngàn đắng cay tình thương nước mắt mẹ bay bay tìm vóc dáng đàn con của mẹ
là dáng những cây non tươi xanh giờ nảy lộc
Ngọn đèn bớt lo âu đêm đêm qua ghềnh thác thuyền về thật êm lòng mẹ sáng mẹ hát cùng con

Mẹ đã có ngàn đứa con mẹ đã có cả nước non
Mẹ mãi mãi cùng con trên đường dài núi sông hôm nay biết ơn người mẹ hiền
Giặc tan hết ta xây quê hương theo như ý Bác một đời hằng mong để rực rỡ, rực rỡ Việt Nam

Mẹ đã có ngàn đứa con mẹ đã có cả nước non thoả nỗi những sầu đau tháng ngày
và chúng con hôm nay như ùa vào lòng mẹ
Lại nghe hát ru con bên nôi

Mẹ lại kể câu chuyện ngày xưa
mẹ đẹp mãi mẹ hát cùng con

trọn tình nước non
Mẹ Việt Nam anh hùng
tự hào chúng con có Mẹ Việt Nam anh hùng



Thứ Tư, 10 tháng 10, 2007

Huyền Thoại Che: Bản Lĩnh - Tính Cách - Tình Yêu Và Sự Bất Hủ

* "Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích, mà là trên từng chặng đường đi" - Ernesto Che Guevara

* “Nếu chúng ta muốn bày tỏ chúng ta mong muốn người đàn ông của những thế hệ tương lai như thế nào, chúng ta phải nói rằng: Hãy giống như Che! Nếu chúng ta muốn nói chúng ta mong muốn trẻ em chúng ta được giáo dục như thế nào, chúng ta sẽ không ngần ngại mà nói rằng: Chúng ta muốn trẻ em được giáo dục theo tinh thần của Che!” - Fidel Castro

Nhật ký hành trình xuyên châu Mỹ Latin bằng xe gắn máy (*) của Ernesto Che Guevara được ấn hành nhân kỷ niệm lần thứ 47 Quốc khánh Cuba (1-1-1959 - 1-1-2005).


Che Guevara không chỉ là người anh hùng của Cuba và các nước châu Mỹ Latin mà ông đã trở thành biểu tượng anh hùng của cả thế giới, đặc biệt là giới trẻ, vì lý tưởng sống cao đẹp, dám xả thân vì chính nghĩa trong cuộc đời ngắn ngủi 39 năm của mình.

Nhật ký được Che viết năm 23 tuổi, khi đang là sinh viên y khoa, thể hiện những trăn trở, suy tư và khát vọng của một chàng trai tài hoa, lãng tử, yêu tự do và thích phiêu lưu mạo hiểm. Che đã kể lại cuộc hành trình cùng người bạn Alberto trên chiếc môtô La Poderosa II 500cc suốt chín tháng rong ruổi qua nhiều quốc gia Mỹ Latin.

Thiên nhiên và tình yêu

Trăng tròn in bóng trên biển, bao phủ những đợt sóng bằng ánh trăng bàng bạc. Ngồi trên cồn cát, chúng tôi nhìn thủy triều lên xuống và đắm mình trong suy tư. Đối với tôi, biển là người bạn thủy chung, lắng nghe hết những nỗi niềm và không bao giờ tiết lộ những bí mật đó; biển luôn cho những lời khuyên tốt nhất - bạn có thể lý giải tiếng sóng đầy ý nghĩa theo muôn ngàn cách. Đối với Alberto, đó là một quang cảnh kỳ lạ. Mắt anh ngạc nhiên theo dõi từng đợt sóng trào dâng rồi tan biến trên bãi cát.

Gần 30 tuổi, lần đầu tiên Alberto mới thấy Đại Tây Dương và tâm hồn anh tràn ngập những cảnh tượng kỳ bí của muôn vàn con đường dẫn đến những nơi tận cùng của Trái đất. Gió biển mát dịu phủ đầy các giác quan bằng sức mạnh và trạng thái của biển; vạn vật đều chuyển biến khi có cơn gió lướt qua. Ngay cả con chó nhỏ Comeback(1) cũng hếch mũi lên, nhìn chằm chằm vào những dải lụa bạc nhấp nhô lăn tăn, lớn dần trước mắt.

Dự tính của tập nhật ký này không phải để đếm lại những ngày ở Miramar, nơi Comeback đã tìm được một mái ấm mới. Chuyến đi của chúng tôi bị dừng lại nơi ẩn trú này, do những ràng buộc và lý lẽ của trái tim.

Dù không nói lời nào nhưng có vẻ như Alberto đã thấy trước sự nguy hiểm và đã hình dung cảnh anh phải một mình rong ruổi trên những nẻo đường châu Mỹ. Đó là do sự dùng dằng giữa nàng (Chichina) và tôi. Trong giây phút giằng xé, tôi đã vượt lên để lên đường, thì những dòng thơ của Otero Silva(2) vang lên bên tai tôi:

Tôi nghe tiếng chân trần của nàng
Ngập ngừng bước trên thuyền,
Và có thể hình dung
Những tín hiệu khát khao trong đêm tối.
Trái tim tôi tựa quả lắc đung đưa

Giữa nàng và con đường.
Tôi không biết tìm sức mạnh ở nơi đâu
Để thoát khỏi đôi mắt nàng.
Tôi tuột khỏi vòng tay nàng.

Nàng đứng đó,
Sau làn mưa và ô cửa sổ,
Lệ sầu rơi tê tái,
Nhưng nàng đã không đủ can đảm để thốt nên lời:
“Đợi em! Em sẽ đi cùng anh!”.

Tâm trạng thật khó tả - nhưng tiếng gọi của tự do và những con đường đã giúp tôi.

Thế nhưng sau đó, như khúc gỗ lênh đênh nổi trôi theo từng lớp sóng, tôi không biết là mình có quyền nói “Ta đã chiến thắng” hay không. Hai ngày dự tính ở lại thế mà đã kéo dài thành tám ngày với những vị cay đắng ngọt ngào của lời giã biệt. Tôi như bị thổi văng ra khỏi những cơn gió phiêu lưu trong những thế giới mà tôi đã tưởng tượng là khoáng đạt lạ thường hơn tất cả, để rơi vào vùng không gian và những khoảng thời gian rất đỗi đời thường...

Những gian khổ và tình người trên đường thiên lý

Người lữ hành đúng nghĩa là người đi chỉ vì được đi; trái tim không hề vương vấn. Như mây bay gió thổi, anh bước theo số phận của mình, cân gì phải có lý do, chỉ một tiếng hô thôi: Lên đường đi nào! Chấp nhận số phận nào đó định đoạt ta, hay ta phải tìm ra con đường của chính mình”.

Mặt trời càng lúc càng như thiêu như đốt khi chúng tôi đến những đồi cát quanh Medanos. Chiếc môtô với đủ thứ đồ đạc chồng chất không cân đối cứ nhảy chồm lên, tay lái thường xuyên chao đảo không tài nào kiểm soát nổi. Alberto chiến đấu một cách đau khổ với những đồi cát và nhất quyết giành chiến thắng. Chúng tôi đã phải dừng chân tạm nghỉ sáu lần trước khi vượt khỏi vùng đồi cát Medanos.

Từ đây tôi là người cầm lái, tôi tăng tốc để bù cho thời gian quí báu đã mất. Lớp cát mịn bị che khuất ở một chỗ quanh và - rầm: cú ngã xe tồi tệ nhất trong chuyến đi. Alberto không hề hấn gì nhưng chân tôi bị kẹt và bị bỏng nặng, để lại một dấu ấn thật khó chịu một thời gian dài trước khi vết thương lành hẳn.

Một cơn mưa như trút nước buộc chúng tôi phải tìm nơi ẩn trú tại một nông trại, nhưng để đến được nơi đó chúng tôi phải vượt 300m đường lầy lội và phải chạy như bay. Người ta tiếp đãi chúng tôi thật tử tế, nhưng kinh nghiệm đầu tiên trên những con đường chưa được sửa chữa thật là kinh khủng: chín lần ngã xe trong một ngày.

Nằm trên giường, chiếc giường đầu tiên mà chúng tôi có được trong suốt chuyến đi, bên cạnh chiếc xe La Poderosa, con ốc sên tội nghiệp, chúng tôi vẫn nhìn tương lai với một niềm nao nức. Dường như chúng tôi cảm thấy dễ thở hơn trong bầu không khí nhẹ nhàng đến từ nơi xa, từ mảnh đất của cuộc hành trình... Những hình ảnh về những đất nước xa xôi, những chiến tích anh hùng, và những phụ nữ xinh đẹp chợt đến rồi chợt đi, quay cuồng trong tâm trí của chúng tôi.

...Trời đã về đêm, đường hoang vắng. Chúng tôi đang cố chạy đến nơi mà con người có thể trú ẩn được. Đèn trước của chiếc xe cà tàng đã hỏng, mà ngủ đêm ở ngoài trời thì chẳng hay ho chút nào. Chúng tôi phải đốt đuốc và chạy thật chậm. Khi chiếc môtô phát ra một âm thanh lạ lùng và cây đuốc không đủ ánh sáng để tìm ra bộ phận nào hư hỏng, thì chúng tôi không còn một lựa chọn nào khác ngoài việc phải dừng lại qua đêm.

Chúng tôi dựng tạm một cái lều rồi chui vào, hi vọng có thể đè nén cơn đói khát bằng giấc ngủ mệt nhoài (chúng tôi đã hết thịt hay thức ăn mang theo, và ở đây cũng chẳng có nước). Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, làn gió chiều êm nhẹ lúc đầu giờ đã trở thành một cơn gió lốc mạnh, thổi tung chiếc lều và phơi chúng tôi ra giữa cái lạnh thấu xương. Chúng tôi bèn phải buộc chiếc xe vào cột điện thoại, trùm cái lều lên xe và nằm phía sau để tránh gió lạnh. Chúng tôi không thể dùng giường cá nhân trong cơn gió lốc.

Đó là một đêm chẳng mấy dễ chịu, nhưng dù sao giấc ngủ cuối cùng cũng chiến thắng cơn gió, cái lạnh và đói khát. Chúng tôi thức giấc vào 9 giờ sáng hôm sau, khi mặt trời đã lên cao.

Dưới ánh sáng ban ngày, chúng tôi phát hiện âm thanh kỳ lạ đêm qua là do phần trước của khung xe bị gãy. Chúng tôi cột tạm khung xe lại và tìm một thị trấn để hàn lại chỗ gãy. Sợi dây thép - một người bạn của chúng tôi - đã tạm thời xử lý ổn thỏa vấn đề. Chúng tôi thu xếp đồ đạc và lên đường, không biết còn bao xa nữa mới tới thị trấn gần nhất.

Thật là một ngạc nhiên tuyệt vời khi đến khúc quanh thứ hai thì chúng tôi thấy một căn nhà. Họ ân cần tiếp đãi, làm dịu cơn đói của chúng tôi với món thịt cừu nướng tuyệt vời. Từ đó chúng tôi ì ạch dẫn bộ chiếc xe 20km đến một chốn có tên là Piedra del Aguila, nơi chúng tôi tìm được chỗ hàn xe, nhưng lúc đó trời đã tối và chúng tôi quyết định ngủ đêm tại đó.

Trừ vài lần ngã không gây hư hại xe bao nhiêu, chúng tôi tiếp tục lặng lẽ đến San Martin de los Andes. Khi gần tới nơi thì chúng tôi bị ngã một cú trời giáng ở miền nam (Argentina) tại một khúc quanh tuyệt đẹp nhưng đầy sỏi, gần kề một con lạch nhỏ. Lần này khung chiếc La Poderosa bị hư hỏng nặng, buộc chúng tôi phải dừng lại. Điều tệ hại nhất mà chúng tôi luôn lo sợ đã xảy ra: bánh sau bị thủng.

Để vá xe, chúng tôi phải dỡ hết hàng hóa, tháo dây baga và vật lộn với bánh xe bằng cái xà beng tồi tàn. Chúng tôi uể oải thay bánh xe mất hai tiếng. Vào lúc xế chiều, chúng tôi ghé vào một trang trại. Chủ trại là một người Đức nhiệt tình, rất giống ông chú đã mất của tôi, một người du hành lãng tử kỳ lạ mà tôi đang noi theo. Họ cho chúng tôi câu cá ở con sông chảy qua trang trại.

Alberto quăng dây, và trước khi anh biết chuyện gì xảy ra, anh đã giật cần lên, kéo theo đầu lưỡi câu một hình thù lấp lánh giãy giụa dưới ánh mặt trời. Đó là một con cá hồi sắc màu tuyệt đẹp, trông rất ngon lành (thậm chí còn ngon hơn khi đã được nướng lên và nêm nếm bằng món gia vị đói cồn cào của chúng tôi). Tôi làm cá trong khi Alberto thừa thắng thả câu tiếp tục. Nhưng nhiều giờ trôi qua mà chẳng có thêm con cá nào cắn câu. Chắc ở đây chỉ có mỗi một con cá hồi! Trời đã tối và chúng tôi đành phải ngủ đêm trong nhà bếp của trang trại.

Lá thư cho cha

Iquitos

Ngày 4-6-1952

Trên những bờ sông lớn là rất nhiều khu định cư. Để tìm được những bộ lạc hoang sơ, cha phải men theo những nhánh sông vào sâu trong đất liền - và ít ra vào thời điểm này chúng con không dự tính làm một chuyến đi như thế. Bệnh truyền nhiễm đã chấm dứt, nhưng nếu bệnh xuất hiện trở lại thì chúng con cũng đã được tiêm văcxin phòng bệnh thương hàn và sốt vàng da, lại có mang theo nhiều thuốc Atebrine và ký ninh.

Có nhiều bệnh tật gây bởi sự rối loạn về hấp thụ thức ăn: thức ăn trong rừng nhiệt đới không đủ chất dinh dưỡng, nhưng người ta chỉ bị bệnh nặng khi không có vitamin trong hơn một tuần. Thậm chí nếu chúng con đi bằng đường sông, đó là một khoảng thời gian dài nhất, thì chúng con sẽ không còn thức ăn.

Chúng con vẫn chưa chắc về điều này và đang tìm kiếm cơ hội bay đến Bogota, hoặc ít nhất cũng đến được Leguisamo, bởi vì từ đó đường bộ rất tốt. Không phải chúng con nghĩ đi bằng đường sông sẽ rất nguy hiểm, nhưng chúng con có thể tiết kiệm được tiền, điều này đối với con rất quan trọng ở những chặng đường kế tiếp.

Ngoại trừ những trung tâm khoa học mà chúng con liều lĩnh đến, chuyến đi của chúng con là một biến cố đối với tập thể nhân viên các bệnh viện phong, họ đã rất ngưỡng mộ và trân trọng chúng con, hai nhà nghiên cứu về bệnh phong. Con đặc biệt quan tâm đến bệnh phong, nhưng con không biết nhiệt tình đó sẽ kéo dài được bao lâu.

Bệnh nhân ở Bệnh viện Lima tiễn biệt chúng con thật nồng nàn, và vì thế chúng con như được khích lệ để tiếp tục nghiên cứu. Họ cho chúng con một bếp gas dã chiến và quyên góp được 100 đồng sol, đó là cả một gia tài đối với tình hình kinh tế eo hẹp hiện thời của họ.

Một số người đã bật khóc khi nói lời chia tay. Tình cảm của họ nảy sinh từ việc chúng con không bao giờ mặc quần áo bảo hộ hoặc mang găng tay khi tiếp xúc với họ; từ việc chúng con bắt tay họ, ngồi cùng với họ nói về đủ thứ chuyện trên đời, chơi bóng với họ.

Đối với chúng con đó không phải là những hành động dũng cảm, nhưng họ đã cảm thấy xúc động sâu xa vì cảm nhận được rằng chúng con đã đối xử với họ như những con người, chứ không phải như những con vật mà họ đã từng bị đối xử trước đây. Đó là điều an ủi lớn đối với những con người khốn khổ này...
Publishers’ Weekly
“Cuốn nhật ký viết rất chân thành này, một phần tìm kiếm và khám phá châu Mỹ, phần kia là khám phá con người, đã tỏa ra những tia sáng đầu tiên của một anh hùng và nhà cách mạng tương lai”.
New Yorker
“Những trang sách ngập tràn sự xúc động về chính bản thân Che - một con người luôn suy tư, sâu sắc và ân cần, lúc nào cũng sẵn sàng hi sinh tất cả, luôn day dứt, trăn trở khôn nguôi về thân phận của con người, về hướng đi của chính mình và không bao giờ để những nỗi thống khổ và sự yếu hèn cản trở bước chân anh”.

Con đường phía trước

Tôi không biết sứ mệnh của mình là gì nhưng tôi biết rằng tôi sẽ luôn đi theo tiếng gọi của những con đường và đứng về phía những con người bị bất công. Tôi biết điều này và tôi cảm giác rõ như điều đó được in trên nền trời đêm - như là sứ mệnh vốn thuộc về tôi. Tôi biết rằng tôi sẽ vượt lên trên những lời nói giả dối, những chủ nghĩa giáo điều, cầm lấy vũ khí, vượt ra khỏi lộ trình qui ước và những lối mòn, những rào cản và tiến lên.

Và tôi thấy tôi sẽ có thể chết trong một cuộc đấu tranh chân chính, mang lại công bằng và bình đẳng cho con người. Tôi cảm thấy tôi đang hít thở mùi khét lẹt của khói súng... và chiến đấu với kẻ thù. Tôi tìm cho mình cách nhìn mới và chuẩn bị khả năng dám đối đầu, sẵn sàng chiến đấu... và nhìn trước được một vùng trời tự do thiêng liêng, nơi đó khúc hát của những con người tự do âm vang cùng một sức sống và niềm tin mới...

(1) Comeback: tên con chó nhỏ do Che Guevara đặt và được anh mang theo để tặng cô bạn gái Chichina, lúc đó đang nghỉ mát tại Miramar.

(2) Miguel Otero Silva: nhà thơ và là nhà văn cánh tả của Venezuela, sinh năm 1908.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2007

Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh...

Khi sắp đi xa, trong Di chúc, Bác “để lại muôn vàn tình thân yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”....

Những ngày kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi 1-6, Tết Trung thu, Ngày khai trường hoặc mỗi khi các cháu làm được những việc tốt, đạt thành tích xuất sắc, Bác thường có thư khen ngợi, tặng quà, tặng danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. Các cháu gặp hoàn cảnh khó khăn, Bác gửi lời thăm hỏi ân cần và gửi quà động viên. Riêng về thơ, Bác có tới 16 bài thơ viết cho thiếu nhi, cả chữ Việt và chữ Hán.

Thơ viết cho thiếu nhi của Bác Hồ là những lời tâm huyết, là tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết đối với các cháu, là vẻ đẹp của một tâm hồn rộng mở, cao cả, nhân văn tìm đến lớp người trong trắng, non trẻ nhạy cảm để mở hướng đi. Năm 1941, 1942 sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác viết một loạt bài thơ kêu gọi các tầng lớp, trong đó có thiếu nhi, tùy theo sức của mình, cùng toàn dân cứu nước, cứu nhà.

Trẻ em như búp trên cành...

Hai bài thơ Kêu gọi thiếu nhiTrẻ chăn trâu là hai bài thơ đầu tiên Bác viết cho thiếu nhi bằng thể thơ lục bát truyền thống. Các cháu thiếu nhi và ngay cả người lớn đọc, ai cũng hiểu, thấm thía và xúc động. Mở đầu bài Kêu gọi thiếu nhi là những lời lẽ giản dị, thực tế và chan hoà tình yêu thương “Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan / Chẳng may vận nước gian nan / Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng / Học hành giáo dục đã không / Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa / Sức còn yếu, tuổi còn thơ / Mà đã khó nhọc cũng như người già / Có khi lìa mẹ, lìa cha / Để làm tôi tớ người ta bên ngoài" thì rõ là những lời từ trái tim đến với những trái tim, những lời cho thiếu nhi mà cũng cho tất cả mọi người.

Bác nói những điều mắt thấy tai nghe, một thực tế hiển nhiên về cảnh cơ cực lầm than của trẻ em khi vận nước gian nan. Từ đó, Bác đặt câu hỏi: Vì ai? "Vì ai nên nỗi thế này? Vì ai ta phải…" và Bác chỉ đích thị: “Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn / Khiến ta mất nước nhà tan / Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”, “Ấy là vì Nhật, vì Tây / Ra tay vơ vét đọa đầy chúng ta / Làm cho tan cửa nát nhà / Trẻ con vất vả người già đắng cay”.

Bác gợi mở, dắt dẫn cụ thể đi sâu vào lòng con trẻ, từng bước mở rộng nhận thức, suy nghĩ, cắt nghĩa nguyên nhân để đi đến vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu phải làm gì: "Vậy nên trẻ em nước ta / Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh / Người lớn cứu nước đã đành / Trẻ em cũng góp phần mình một tay" rồi Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội nhi đồng cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh “Nhi đồng cứu quốc hội ta / Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh / Ấy là bộ phận Việt Minh / Dân mình khắc cứu dân mình mới xong". Hai bài thơ Kêu gọi thiếu nhiTrẻ chăn Trâu đã trở thành dấu mốc quan trọng của thơ ca Việt Nam viết về thiếu nhi từ trước đến bây giờ, thức tỉnh mọi người, nó thực sự đem đến nội dung mới mẻ thiết thực, một tình thương yêu bao la, một trách nhiệm to lớn đối với thế hệ trẻ.

Thương yêu thiếu niên, nhi đồng là tình cảm thường trực trong Bác. Trong gian khổ và anh dũng của hai cuộc trường kỳ kháng chiến, trung thu trăng sáng, Bác bộc bạch chân thành tình cảm của Bác đối với các cháu: Trung thu trăng sáng như gương /Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng / Sau đây Bác viết mấy dòng / Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung. Năm 1956, Bác cùng Bác Tôn Gửi các cháu thiếu nhi Trường Hoàng Lệ Kha và tất cả các cháu niềm Nam lòng thương nhớ, mong mỏi: Bắc Nam sẽ sum họp một nhà / Bác cháu ta gặp mặt; trẻ già vui chung / Nhớ thương các cháu vô cùng / Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi. Đây là lời thắm thiết chân tình của người ông đối với các cháu, của người trên đối với trẻ nhỏ, của người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ tương lai. Với tất cả tấm lòng nhân ái bao la và sự tin cậy cao độ, Bác tự nhận, tự khẳng định quả quyết Ai yêu nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh (Thư Trung thu – 1952).

Qua thơ Bác đặt niềm tin, ân cần khuyên nhủ, nhẹ nhàng chỉ bảo “tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình”; biểu dương, khen ngợi kịp thời khi các cháu đạt thành tích xuất sắc, một hình thức giáo dục nêu gương, một cách nhân điển hình hiệu quả nhất. Bác chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn “Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau”, “Giữ kỷ luật, chớ tự do phóng túng vì tự do phóng túng là không tốt”,phải biết gắng, gắng giúp đỡ thương binh và gia đình các chiến sĩ”, “phải yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động”, “phải thật thà, dũng cảm”, “việc gì có ích cho kháng chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm. Tuổi các cháu còn nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to”, “Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do” (2)…

Năm điều Bác dạy khắc cốt, ghi tâm

Sau này, Bác kết lại thành thơ “Mong các cháu cố gắng / Thi đua học và hành / Tuổi nhỏ làm việc nhỏ / Tuỳ theo sức của mình / Đi tham gia kháng chiến / Để gìn giữ hòa bình / Các cháu hãy xứng đáng / Cháu Bác Hồ Chí Minh” (Thư Trung Thu – 1952). Những bức thư, những bài thơ Bác gửi cho các cháu đều có những yêu cầu cụ thể, phù hợp với yêu cầu cách mạng, gắn chặt với tình hình đất nước, đúng với hoàn cảnh, việc làm, tâm lý lứa tuổi của các cháu, nội dung giáo dục rất sâu mà lại dễ hiểu, thuộc ngay, làm ngay được. Vào những năm 1960, 1961, xuất phát từ tình hình mới và trên cơ sở tổng kết các điều đã dạy, đã khuyên, Bác đúc kết thành năm điều: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Năm điều Bác Hồ dạy đã trở thành tiêu chuẩn đạo đức của trẻ em Việt Nam phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành cháu ngoan Bác Hồ.

Những lời dạy bảo, những bức thư, những bài thơ của Bác không chỉ có tác dụng đối với các cháu mà còn giúp cho các nhà giáo dục trẻ em rút ra được phương pháp giáo dục thế nào để đem lại kết quả tốt nhất. Bác nói: “Giáo dục thiếu nhi là một vấn đề khoa học”, Bác khuyên người lớn và các nhà giáo dục trẻ em phải nắm được tâm lý trẻ em, những điều cần dạy và cách dạy trẻ em “cách dạy phải nhẹ nhàng, đừng dạy các em trở thành những ông cụ non. Đối với trẻ em phải giáo dục như thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm, nhưng phải làm sao cho trẻ có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ hoạt bát chứ không phải khúm núm đặt đâu ngồi đấy”.

Bác đặc biệt nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là người giáo dục trẻ em phải là tấm gương sáng cho các em noi theo: “Trẻ em hay bắt chước cho nên thầy giáo, cán bộ phụ trách phải gương mẫu, từ lời nói đến việc làm. Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt”. Bác chỉ thị công việc giáo dục trẻ em là công việc không phải chỉ một số người trực tiếp giáo dục trẻ em mà phải là công việc của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội.

Bác dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác thực sự gương mẫu thực hiện hai lợi ích trồng cây và trồng người. Mỗi khi các cháu đạt thành tích xuất sắc, dù bận trăm công nghìn việc của cách mạng, của Đảng, của Nhà nước, Bác vẫn không quên biểu dương, khen ngợi các cháu kịp thời. Bác tặng vở học cho cháu Nông Thị Trưng, một cháu bé dân tộc thiểu số chăm học, chăm làm, Bác lại còn có thơ nữa: “Vở này ta tặng cháu yêu ta / Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là / Mong cháu ra công mà học tập / Mai sau cháu giúp nước non nhà”. Bác mong muốn các cháu trước nhất là học tập tốt. Hầu như thư nào Bác cũng nhắc điều này “Mong các cháu cố gắng / Thi đua học và hành”, “Thi đua học hành / Tiến bộ mau lẹ”.

Trong một bài thơ viết năm 1946, Bác mong “Bác mong các cháu “cho ngoan” / Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng / Sao cho nổi tiếng tiên rồng / Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”. Để giáo dục và khích lệ các cháu, Bác thường nêu những tấm gương điển hình của thiếu nhi trong lịch sử và trong đời sống cụ thể hàng ngày. Bác nêu gương cậu bé Làng Gióng, nêu gương anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản (Lịch sử nước ta). Bác gửi lời khen bằng thơ đến cháu Phạm Đỗ Hải, một liên lạc viên bị giặc bắt đã dùng mưu trốn thoát, lại còn tuyên truyền, dụ được hai lính Tây ra hàng, Bác khen cháu Lê Văn Trực dũng cảm một mình bắt sống được giặc (tặng hai cháu liên lạc trong bộ đội quân khu II).

Bác khen cháu “Nguyễn Thị Tứ, 13 tuổi, cõng bạn đi học suốt ba năm. Cháu Đặng Văn Kiên, 7 tuổi, đã cứu hai bạn khỏi chết đuối. Cháu Nguyễn Trọng Thể, 6 tuổi, nhiều lần nhặt được của rơi trả lại…” (Bài nói tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, 25.3.1966). Trước ngày đi xa, Bác còn kịp viết thư khen ngợi, động viên các cháu thiếu nhi Hợp tác xã Măng non, thôn Phú Mẫm, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc về thành tích đóng góp cho hợp tác xã: “Bác rất vui lòng biết các cháu vừa học tập tốt, vừa tham gia sản xuất tốt… như thế là rất tốt. Các cháu tuy tuổi còn nhỏ, cũng có thể làm những việc ích nước, lợi dân. Các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà, của Hợp tác xã”.

Từ những bức thư, bài thơ của Bác gửi cho thiếu nhi, cho chúng ta thấy một điều hết sức lớn lao, Bác Hồ với một tình thương yêu bao la, một tầm nhìn sâu rộng, là người đầu tiên phát hiện và chỉ ra vai trò của thiếu nhi trong sự nghiệp cứu nước và xây dựng đất nước và cũng là lần đầu tiên khẳng định thiếu nhi là lực lượng cách mạng trong công cuộc giải phóng đất nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Từ ngày Bác đi xa, lớp trước tiếp lớp sau, lớp này qua lớp khác, các cháu thiếu nhi tiếp tục phấn đấu theo Năm điều Bác Hồ dạy, noi theo tấm gương oanh liệt, anh hùng Kim Đồng, Vừ A Dính, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc…, hàng triệu các cháu trong phong trào nghìn việc tốt đã đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, các cháu rất xứng đáng cháu Bác Hồ Chí Minh như Bác hằng mong muốn. Ở Việt Nam cặp từ Bác – cháu, Bác Hồ – thiếu nhi đi liền nhau, trở thành một cặp từ song hành. Sẽ còn mãi mãi tình thương yêu của Bác Hồ với thiếu nhi: Ai yêu các nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh. Và, mãi mãi vang lên như một lời bài hát thiếu nhi Việt Nam kính yêu Bác Hồ: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh / Hơn chúng em nhi đồng / Ai yêu Bác Hồ Chí Minh / Hơn thiếu nhi Việt Nam”...

Theo Lê Xuân Đức - website Đảng Cộng sản Việt Nam




Kêu gọi thiếu nhi

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
Học hành giáo dục đã không
Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa
Sức còn yếu, tuổi còn thơ
Mà đã khó nhọc cũng như người già
Có khi lìa mẹ, lìa cha
Để làm tôi tớ người ta bên ngoài
Vì ai nên nỗi thế này?
Vì ai ta phải…
Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn
Khiến ta mất nước nhà tan
Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa
Ấy là vì Nhật, vì Tây
Ra tay vơ vét đọa đầy chúng ta
Làm cho tan cửa nát nhà
Trẻ con vất vả người già đắng cay
Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay
Nhi đồng cứu quốc hội ta
Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh
Ấy là bộ phận Việt Minh
Dân mình khắc cứu dân mình mới xong


Thứ Hai, 24 tháng 9, 2007

Hoa xuân ca

Hoa xuân ca
Sáng tác: Trịnh Công Sơn

Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Em cứ bay trong đời dịu dàng như cơn gió
Em cứ bay nhưng đừng bỏ lại tôi một mình
À á a á a a à À á á a à á a
Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Em mướt xanh như ngọc mà tôi có đâu ngờ

Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Em hãy yêu con người ngọt ngào đời vẫn thế
Em hãy dâng cho đời một nụ hoa tình cờ
Ờ ớ ơ ớ ơ ơ ờ Ờ ớ ờ ớ ơ
Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Em suối kia rất ngọt và tôi đứng hai bờ

Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Xuân đến bên kia đồi trời mở ra cánh én
Em đến bên tôi ngồi đời mở ra cuộc tình
À á a á a a à À á á a à á a
Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Em líu lo bên đời dạy tôi biết xa gần

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2007

Hành lộ nan - Lý Bạch

Hành lộ nan

Kim tôn thanh tửu đẩu thập thiên
Ngọc bàn trân tu trị vạn tiền
Đình bôi đầu trợ bất năng thực
Bạt kiếm tứ cố tâm mang nhiên
Dục độ Hoàng Hà băng tắc xuyên
Tương đăng Thái Hàng tuyết ám thiên
Nhàn lai thuỷ điếu toạ khê thượng
Hốt phục thừa chu mộng nhật biên
Hành lộ nan! Hành lộ nan
Đa kỳ lộ, kim an tại?
Trường phong phá lãng hôi hữu thì
Trực quải vân phàm tế thượng hải.


Đường đi khó

Đũa vàng chén ngọc vạn một đấu
Thức ngon nhắm quí giá mười ngàn
Dừng chén,ném đũa,nuốt không được
Tuốt kiếm nhìn quanh lòng mênh mang
Muốn vượt Hoàng Hà sông băng đóng
Toan lên Thái Hàng núi tuyết phơi
Rảnh rỗi buông câu bờ khe biếc
Bỗng mơ thuyền lướt cạnh mặt trời.
Đường đi khó ! Đường đi khó !
Nay ở đâu ? Đường bao ngả ?
Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày
Treo thẳng buồm mây vượt biển cả.
Dịch: khuyết danh


Tiểu sử

Lý Bạch (701- 762) là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên.

Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép hơn cả. Sau loạn An Lộc Sơn thì mất rất nhiều.

Đến khi ông mất năm 762 thì người anh họ Lý Dương Lân thu thập lại, thấy chỉ còn không tới 1/10 so với người ta truyền tụng.

Sang năm 1080, Sung Minh Chiu người Hàn Quốc mới gom góp lại tập thơ Lý Bạch, gồm 1800 bài.

Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...

Nhà thơ Bì Nhật Hưu thời Vãn Đường nói rằng: "Từ khi nhà Đường dựng nghiệp đến giờ, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần ruổi tám cực, lường rồi thì lòng ôm bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải lời của thế gian, thì có thơ Lý Bạch".

Khác với Đỗ Phủ, thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ (Phù phong hào sĩ ca, Hiệp khách hành, Việt trung lãm cổ...), tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp (Cổ phong, Quan san nguyệt...), cảm thông cho người chinh phụ (Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca...), về tình bạn hữu (Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu...), tình trai gái (Oán tình, Xuân tứ...), nhớ quê hương (Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn...). Nhưng nhiều nhất vẫn là rượu (Tương Tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt, 4 bài nguyệt hạ độc chước, Xuân nhật độc chước, Đối tửu...).



Truyện đời - Truyện người

Tại huyện Châu Cẩm tỉnh Tứ Xuyên, đời vua Huyền Tôn nhà Đường có một người đàn bà nằm mộng thấy sao Trường Canh sa vào mình, thọ thai sanh đặng một đứa con trai giòng họ Lý. Vì sao Trường Canh có tên là Thái Bạch, cho nên bà đặt tên con bà là Lý Bạch, hiệu là Thái Bạch.


Lý Bạch mới lên mười tuổi mà dung nhan phong nhã, cốt cách phi phàm, lại có tinh thông thư sử, xuất khẩu thành thơ, ai ai đều cho Lý Bạch là một vì tiên giáng thế. Do đó mọi người gọi Lý Bạch là Là Trích Tiên ; và Lý Bạch cũng tự đặt cho mình biệt hiệu là Thanh Tiên cư sĩ.

Con người đã vậy, thích gì đến công danh phú quý, Lý Bạch trọn đời ngâm thơ, uống rượu, du ngoạn khắp nơi, nghe chỗ nào có rượu ngon thì lần tới.

Tại Hồ Châu, quận Ô Tình đồn có rượu rất ngon, Lý Bạch chẳng quản đường xa ngàn dặm, lần tới, lên lầu gọi rượu đến uống say mèm.

Lúc đó, Tư mã Hồ Châu tên Già Diệp đi qua, nghe trên lầu có giọng ngâm thơ sang sảng, bèn cho người dò hỏi xem ai ?

Lý Bạch đáp lại bằng 4 câu thơ như vầy :

Thanh Tiên cư sĩ trích tiên nhân,
Tửu tứ đào danh tam thập xuân
Hồ Châu Tư Mã hà tu vấn... ?
Kim túc như lai thị hậu thân.


Nghĩa là:

Thanh Tiên cư sĩ ấy người tiên,
Với tuổi ba mươi rượu lại ghiền.
Tư Mã Hồ Châu sao khéo hỏi...?
Hậu thân kim túc chớ nên phiền.


Tư Mã Hồ Châu nghe mấy câu thơ giật mình hỏi :

— A ! Té ra là Lý Bạch người đất Thục mà tôi không biết xin túc hạ hỉ xả cho.

Nói xong Hồ Châu mời Lý Bạch về công đường đã đằng mười ngày thơ rượu rất hậu.
Hồ Châu Tư Mã hỏi :

— Túc hạ là người có tài cao học rộng, dễ mà đoạt lấy đai vàng mũ bạc, tại sao túc hạ không đến trường an mà ứng thi ?

Nét mặt thản nhiên, Lý Bạch đáp :

— Cuộc thế đang hỗn loạn, chạy theo tiền tài xua nịnh, kẻ nào có tiền lo lót thì được đỗ cao. Chính con mắt đệ thấy thế nên đệ đành ngao du đây đó, uống rượu ngâm thơ, để tránh cái bực mình khi thấy bọn khảo quan dốt nát, tự cho mình là thần thánh, nhai đi nhai lại vài phuông sáo ngàn đời của cổ nhân. Họ nằm trong một đáy giếng mà họ những tưởng họ đang ở trong bể cả. Nực cười thay !

Tiếc vì tài năng quán thế mà không có chỗ dùng nên Tư Mã Hồ Châu tỏ lời an ủi :

— Danh tiếng của túc hạ lâu nay đã lừng lẫy, nếu túc hạ chịu xuống Trường an thì lo gì không có người tiến cử.
Cảm động trước tấm thịnh tình của Tư Mã Hồ Châu, Lý Bạch nghe theo, lên đường về Trường an ứng thí.
Khi về đến Trường an, Lý Bạch vào cung Tử Cục để du ngoạn lại gặp được Hạ Tri Chương đang giữ chức Hàn Lâm tại Triều.


o0o

Tuy mới gặp nhau, song hai người đã nghe danh nhau nên rất hâm mộ. Hạ Tri Chương mời Lý Bạch về nhà kết làm anh em, cả ngày đàm đạo, lúc thi ca, lúc tiểu nguyệt rất là tương đắc.
Chuỗi ngày thoăn thoắt trôi chẳng mấy lúc mùa thi đã đến.
Hạ Tri Chương bảo Lý Bạch :
— Mùa thi năm nay quan Chủ khảo Nam Tỉnh là Thái sư Dương Quốc Trung, anh ruột của Dương Qùa Phi, còn quan giám sát lại là thái úy Cao Lực Sĩ, cả hai người này thuộc về bọn tham ô, nhũng lạm. Hiền đệ tánh khẳng khái, không chịu luồn cúi kẻ tiểu nhân, lại không có vàng bạc để đút lót cho chúng thì dầu có tài xuất quỷ nhập thần đi nữa cũng khó mà chiếm được bảng vàng. Nhân tiện tôi có quen với hai người đó, vậy để tôi viết cho hiền đệ một bức thơ giới thiệu, may ra hiền đệ có thể đem cái thiên tài lỗi lạc của mình tạo thành sự nghiệp, vẻ vang thanh danh để thỏa cái chí bình sinh.
Trước lời tâm huyết, Thái Bạch không nỡ từ chối, đành để cho Hạ Tri Chương viết bức thơ giới thiệu, đem đến dâng cho thái sư Dương Quốc Trung, và thái úy Cao Lực Sĩ.
Hai người này xem thơ rồi cười lạt, bảo nhau :
— Chẳng biết cái lão Hạ Tri Phương đã mắc nợ Lý Bạch bao nhiêu vàng bạc mà ân cần viết thơ giới thiệu với chúng ta, lại nói miệng tày, không dâng một lễ vật gì cả. Đời nay những đứa thi nhân mơ mộng không hiểu lấy một chút nhân tình. họ Lý thơ thì hay thật, song xử thế thì rất vụng về. Há dễ họ không biết đời nay tiền tài phải đi trước nhân nghĩa sao ? Vậy thì hễ đến ngày tựu trường, chúng ta thấy tên Lý Bạch cứ việc đánh hỏng ngay để cho họ một bài học kinh nghiệm đời vậy.
Rồi ngày thi đến... Khoa thi mở rộng để chọn nhân tài. Bọn khảo quan tham ô đã đồng ý sẵn, nêu ra câu thi sấm như vầy :
“Bất nguyện văn chương quán thiên hạ, chỉ nguyện văn chưrơng trúng khảo quan”.
Nghĩa là : “Chẳng mong văn chương hơn mọi người, chỉ mong văn chương hợp ý quan trường”.
Dĩ nhiên, Lý Bạch văn chương lỗi lạc, sức lực có thừa, chỉ trong chốc lát đã làm xong thi quyển đem nạp cho quan trường.
Dương Quốc Trung tiếp lấy, xem qua thấy tên Lý Bạch bèn lấy bút son gạch tréo, đánh hỏng, rồi chỉ vào mặt Lý Bạch nói :
— Chỉ đáng mài mực để hầu người...
Cao Lực Sĩ cũng a dua nói :
— Hạng thí sinh ấy chỉ đáng tháo giày, xỏ tất mà thôi.
Nói xong, đuổi cổ Lý Bạch ra khỏi trường thi.
Lý Bạch uất hận tràn đầy, trở về nội phủ than ngắn thở dài, thầm trách những kẻ tham ô, tật đố và nói với Hạ Tri Chương rằng :
— Nếu sau này mà tôi có đắc lộc, quyết sẽ bắt thái sư Dương Quốc Trung mài mực, Cao Lực Sĩ tháo giày cho đền lại những ngày nhục nhã.
Hạ Tri Chương thế cũng đau lòng, vội vàng khuyên giải :
— Hiền đệ chớ có nản lòng, hãy cứ ở lại tệ xá, chờ ba năm nữa đến kỳ thi, may ra gặp những khảo quan thanh liêm chánh trực, chừng ấy hiền đệ được bảng hổ đề tên cũng chưa muộn.
Lý Bạch nghe theo. Từ đó hai người tri kỷ, lúc vịnh nguyệt, lúc mơ trăng không nhắc gì đến chuyện thi cử nữa cả.
Bỗng một hôm, sứ giả nước Phiên đem thơ đến triều. Vua Huyền Tôn giáng chiếu sai Hạ Tri Chương ân cần tiếp đãi sứ giả.
Rạng ngày hôm sau, vua Huyền Tôn lâm triều, truyền cho sứ giả dâng thơ, và khiến Hạ Tri Chương mở ra xem trước long án.
Hạ Tri Chương mở bức thơ ra không biết một chữ nào cả.
Vua Huyền Tôn tức giận cho đòi cả triều thần văn ban, võ bá đến, hỏi xem có ai biết được thứ chữ riêng của nước đó không ? Cả triều thần đều mù tịt.
Huyền Tôn đập long án hét :
— Trong triều có bao nhiêu người lãnh bảng vàng bia đá, lộc cả quyền cao, lúc bình thường thì múa môi khua mép, đến lúc hữu sự lại nín tiếng câm hơi. Chẳng lẽ chừng ấy, cẩm bào, chừng kia hốt bạc mà không được lấy một người học rộng tài cao để đọc bức thơ của Phiên quốc ? Nếu thơ không đọc được thì biết đâu mà trả lời, và như thế còn gì thể diện của Thiên Triều nữa. Trẫm hạn cho các khanh 6 ngày nếu không đọc được bức thơ của Phiên quốc thì Trẫm sẽ cách chức hết.
Các quan văn võ, ai nấy mặt mày tợ nhuộm chàm, đứng ngơ ngẩn nhìn nhau như những bức tượng đá.
Lúc bãi triều, Hạ Tri Chương buồn bực trở về nhà kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Lý Bạch nghe. Lý Bạch tủm tỉm cười rồi ngao ngán nói :
— Nếu khoa thi trước kia mà không có những bọn gian thần tham nhũng thì ngày nay triều đình đâu có cái nhục đó !
Hạ Tri Chương nghe Thái Bạch nói, giật mình hỏi :
— Thế ra hiền đệ có thể đọc được chữ của nước Phiên sao ?
Lý Bạch khiêm tốn đáp :
— Có lẽ...
Hạ Tri Chương mừng rỡ vô cùng. Sáng hôm sau, Hạ Tri Chương vào triều thật sớm, ngồi đợi nơi viện Đãi Lâu.
Ba hồi chuông Cảnh dương nổi dậy, tiếp theo ba hồi trống Long Phụng rung lên, vua Huyền Tôn vội vã từ giã các cung phi lâm triều.
Triều thần bái yết xong, Hạ Tri Chương quỳ tâu :
— Muôn tâu Bệ hạ, muốn đọc bức Phiên thư, hạ thần nhắm đi nhắm lại trong nước chỉ có một người. Người ấy họ Lý tên Bạch, một kẻ học rộng tài cao, thiên tư lỗi lạc, ngoài ra không còn ai nữa.
Vua Huyền Tôn phán hỏi :
— Lý Bạch hiện nay ở đâu ?
— Tâu Bệ hạ, Lý Bạch hiện đang ở nhà hạ thần.
Vua Huyền Tôn chuẩn tấu cho người đến tư dinh Hạ Tri Chương để thỉnh Lý Bạch.
Sứ giả đi một lúc trở về tâu :
— Tâu Bệ hạ, hạ thần đã đến mời Lý Bạch nhưng Lý Bạch không chịu yết kiến, viện lẽ là kẻ vô tài kém đức, không đáng mặt triều kiến Bệ hạ.
Nhà vua hỏi lại Hạ Tri Chương :
— Lý Bạch không chịu phụng chiếu vì lẽ nào vậy ?
Hạ Tri Chương đáp :
— Tâu Bệ hạ, Thái Bạch vì hiện có cái nhục năm trước vào trường thi bị khảo quan đánh hỏng đuổi ra trường. Nay áo vải vào triều nên hổ thẹn, vậy xin Bệ hạ rộng lượng ban ơn huệ, thì thế nào y cũng phụng chiếu.
Huyền Tôn y tấu, sai người đến phong chức tiến sĩ cập đệ cho Lý Bạch, lại cấp đai vàng, bào tía, hốt ngà, mão gấm để cho vẻ vang nhà thơ “tửu hứng tiên thơ...”
Hạ Tri Chương còn sợ Lý Bạch không hứng, nên trở về nhà bảo Bạch :
— Nay Thiên Tử đã có lòng ái mộ hiền nhân, vậy hiền đệ đừng vì hiềm tị lũ tham quan mà phụ lòng Thiên Tử, bỏ lỡ dịp may.
Bạch vâng lời, mặc triều phục, theo Hạ Tri Chương vào triều bái yết.
Huyền Tôn thấy Lý Bạch cốt cách đoan trang, phong lưu tuấn tú như vị tiên giáng thế, trong lòng thầm phục, và phán rằng :
— Nay có thư Phiên quốc đưa đến, cả triều thần không ai đọc nổi, vậy trẫm triệu khanh đến để cùng trẫm chia lo.
Thái Bạch tâu :
— Tâu Bệ hạ, tài năng của hạ thần chưa đủ làm vừa ý khảo quan thì dám đâu mong làm vừa lòng Bệ hạ.
— Khanh đừng tự hạ mình như thế, xem tướng mạo của khanh, trẫm đã biết tài của khanh đến bực nào rồi.
Nói xong, Huyền Tôn sai thị vệ đòi Phiên sứ đến.
Lý Bạch mở thư trước mặt sứ thần đọc to :
“Đại Khả Độc nước Bột Hải gởi Đường Triều khẩn khán :
Từ khi người chiếm cứ nước Cao Ly đến nay, hai biên giới tiếp liền, binh sĩ hai bên nhiều lần gây hấn. Bản quốc không thể nhẫn nại trước hành động của quân gia Đường quốc nữa, nên sai sứ đến Đường triều, nếu thuận thời đem tất cả một trăm bảy mươi sáu thành Cao Ly nhường lại cho bản quốc, sẽ có những tặng phẩm sau đây phụng tặng : nai Hạnh sơn, vóc Nam Hải, trống Bành thành, hưu Phù dư, lợn Trịnh hiệc, ngựa Suất Tân, lục ốc châu, cá Vị Đà, mận Cửu Lộ, lê Lạc Ty.
Nếu kháng lại, bản quốc sẽ cho binh biến, chừng ấy máu rây ngàn dặm, ăn năn thì đã muộn, chớ trách bản quốc không cho biết trước”.
Huyền Tôn nghe xong bức thư mặt mày biến sắc, hỏi văn võ bá quan :
— Nay Phiên vương ngạo mạng Thiên Triều lại hăm chiếm đoạt Cao Ly, vậy các khanh có cách gì chế ngự không ?
Cả đình thần đều im bặt.
— Tâu Bệ hạ, xin Bệ hạ hỏi thử Thái Bạch có ý kiến gì hay chăng ?
Huyền Tôn hỏi Lý Bạch, Lý Bạch tâu :
— Việc này không có gì đáng để Thánh Thượng phải nhọc tâm. Ngày mai, xin Bệ hạ cho đòi Phiên sứ vào triều, hạ thần sẽ viết một phong thư bằng chữ Phiên bang mà trả lời, cho chúng nó một bài học thích đáng thì chúng nó phải phục tòng.
Huyền Tôn hỏi :
— Trong thư tự xưng là Khả Độc, vậy Khả Độc là người nào ?
Lý Bạch tâu :
— Khả Độc là tên vua nước Bột Hải.
Thấy Lý Bạch đối đáp thông suốt, vua Huyền Tôn bèn phong cho Bạch chức Hàn Lâm học sĩ, lại truyền tứ yến tại Kim Loan, cho phép Lý Bạch tự do chè chén, không phải bó buộc vào nghi lễ.
Bạch uống rượu đến say tít cung trăng, không còn biết đất trời gì cả. Nhà vua sai thị vệ đỡ Bạch lên nằm ở Điện tiền.
Hôm sau, đầu trống canh năm vua Huyền Tôn đã lâm triều còn Lý Bạch say mèm chưa tỉnh.
Bọn nội thị lay gọi, Lý Bạch vẫn nằm ỳ ra đấy. Nhà vua thấy thế bèn bắt ngự trù nấu canh cho Lý Bạch ăn để giải rượu.
Lúc thị vệ dâng canh lên nhà vua thấy canh còn nóng bèn tự mình cầm thìa khuấy cho nguội để cho Lý Bạch dùng.
Lý Bạch tạ Ơn, dùng xong mấy thìa canh thấy trong người tỉnh mỉnh, ma men bay đâu mất.
Một lúc sau, Phiên sứ vào triều kiến, Lý Bạch đứng bên ngự tọa, tay cầm bức thư của Phiên sứ đọc rất to, không lầm lộn một chữ nào.
Phiên sứ thấy thế sợ sệt vô cùng.
Lý Bạch thay vua phán rằng :
— Nhà ngươi là sứ một tiểu quốc lại dám vô lễ với thiên triều, lẽ ra phải xử tội; tuy nhiên, thánh thượng dùng lượng cả bao dung, vậy nhà ngươi hãy phục sẵn dưới thềm để chờ lời phê chiếu.
Vua Huyền Tôn truyền đặt văn kỷ thất bảo bên Ngự Tọa, dùng nghiên Bạch Ngọc, bút ngà, mực Long Yên, giấy Kim hoa tiên và nhắc cẩm đôn đến đặt bên Ngự tọa để cho Lý Bạch thảo chiếu.
Lý Bạch tâu :
— Giày của hạ thần không được thanh khiết cho lắm, e phạm đến Thánh thể, vậy xin Bệ hạ cho phép hạ thần được cổi giày đi tất không, để lên điện ngọc.
Vua Huyền Tôn nghe nói, toan truyền bọn nội thị tháo giày cho Lý Bạch, nhưng Lý Bạch đã tâu thêm :
— Hạ thần có một lời, xin Bệ hạ tha cho hạ thần cái tội cuồng vọng này.
— Được, khanh muốn gì cứ việc tâu, dù khanh có lầm lỗi đến đâu, trẫm hứa không chấp trách.
Lý Bạch tâu :
— Ngày trước hạ thần vào thi bị thái sư Dương Quốc Trung và thái úy Cao Lực Sĩ đánh hỏng. Nay hai người có mặt làm cho văn khí hạ thần bị bế tắc. Vậy muốn cho văn ý của hạ thần được phấn khởi, rửa nhục cho quốc vương, xin Bệ hạ truyền cho thái úy tháo giày và thái sư mài mực để cho hạ thần thảo chiếu.
Vua Huyền Tôn nghe qua sững sốt, nhưng không biết phải làm sao, đành truyền chỉ bắt Dương Quốc Trung mài mực, Cao Lực Sĩ tháo giày cho Lý Bạch. Hai người này tự biết không thể cãi lịnh đành phải cúi đầu trơ mặt tuân hành trước văn ban võ bá.
Lý Bạch đắc à, ngạo nghễ ngồi trên cẩm đôn, một tay vuốt râu, một tay múa bút.
Thảo xong tờ chiếu, Lý Bạch đứng lên long án.
Vua Huyền Tôn thấy tự tích không khác gì bức thư của Phiên bang, tuy không nói ra, lòng rất đẹp à, nghĩ thầm : “Con người tài cao học rộng như vầy, dầu ta có bắt thái sư mài mực, thái úy tháo giày cũng là việc phải”.
Nghĩ xong, truyền cho Phiên sứ phục chỉ.
Lý Bạch đến trước Ngự tọa, cao giọng đọc bức chiếu thư :
“ Hoàng đế Thiên triều chiếu dụ cho Khả Độc nước Bột Hải biết : trước đây Thạch Nhoãn đầu phục, Đà Long lai hàng, bản triều ứng theo mệnh trời mà lập ngôi Hoàng đế, lấy đức vỗ bốn phương, lấy oai trị thiên hạ, binh hùng tướng mạnh, các nước lân cận thảy khiếp oai. Điệt Lợi bội thề nên bị bắt, Tán Phổ khiếp vía phải hàng đầu; Tân La, Thiên Trúc, Ba Tư hằng năm dâng cống lễ; Lâm ấp, Cốt Lợi, Nê Rà La, đều sợ thế chẳng dám giở đao binh.
Cao Ly vì trái ý Thiên trièu, nên bị Thiên triều vấn tội. Tấm gương ấy đáng cho nước nhà ngươi soi. Nay nước Bột Hải chỉ là một nước phụ thuộc của Cao Ly, sánh với Trung Quốc chẳng quá là một quận bé nhỏ, binh tướng, lương thực có bao nhiêu mà dám châu chấu đá voi. Nếu nghịch mạng trời ắc là không tránh khỏi tội.
Nay Thiên triều đức trọng ơn dày, lấy lời nhơn nghĩa mà dung thứ cho kẻ cuồng si; vậy khuyên Khả Độc mau sớm tỉnh ngộ, xưng thần nộp cống, cãi lệnh, xương phơi thành núi, máu chảy thành sông, mua cười cho thiên hạ”.
Nay dụ.
Vua Huyền Tôn nghe đọc, khoan khoái vô cùng, truyền nội giám trao lời chiếu cho Phiên sứ.
Phiên sứ cũng thất kinh không dám nói một lời, cúi đầu bái mạng, rồi bước ra.
Hạ Tri Chương đưa Phiên sứ ra đến cửa ngọ môn, Phiên sứ hỏi :
— Người thảo chiếu làm chức chi trong triều mà lại khiến thái sư mài mực, thái úy tháo giày như thế ?
Hạ Tri Chương đáp :
— Người ấy tên Bạch họ Lý, được phong làm chức Hàn Lâm học sĩ. Đấy là một bậc thần tiên trên cung trời trích giáng để giúp Thiên triều. Thái sư, thái úy bất quá là một người phàm, há đi mài mực cho ông ta không đáng sao ?
Phiên sứ ghi nhớ mọi điều, về đến kinh đô tâu lại đầu đuôi cho vua xứ Bột Hải rõ. Khả Độc nghe nói có thần tiên giáng trần giúp sức nên khiếp đởm, bao nhiêu ý tưởng khinh dễ điều tiêu tan cả, vội vã viết hàng thư sai người đem lễ vật triều cống như trước.
Vì vậy, vua Huyền Tông trọng đãi Lý Bạch vô cùng, muốn gia phong cho Lý Bạch thêm chức tướng nhưng Lý Bạch một mực từ chối :
— Tâu Bệ hạ, bạc tiền, châu báu, chức tước đối với hạ thần không thích thú bằng tiêu dao nhàn hạ, xin Bệ hạ cứ cho giữ tước Học sĩ du ngoạn, hễ gặp rượu ngon thì uống, đủ vậy.
Biết Lý Bạch là bực thanh cao không dám làm phật lòng. Từ đấy cứ lâu lâu nhà vua lại mở yến diên thết đãi và thỉnh thoảng triệu Lý Bạch vào cung nội để bàn việc quốc sự.
Một hôm, Bạch cỡi ngựa thẩn thơ trước trường an, bỗng gặp một bọn đao phủ dẫn một chiếc tù xa đến pháp trường. Hỏi ra mới biết đó là viên tướng phạm tội, từ Tinh Châu giải về sắp hành quyết. Người ấy họ Quách tên Tử Nghi.
Lý Bạch thấy Tử Nghi mày ngài hàm én, biết là một tên kiện tướng có thể làm rường cột cho quốc gia sau này, bèn vội vã ra lệnh cho đao phủ thủ tạm ngưng việc hành quyết.
Dặn xong, Lý Bạch cỡi ngựa về triều cầu xin một đạo chỉ ân xá tội nhơn, rồi lại phi ngựa ra pháp trường, mở tù xa, thả Tử Nghi ra mà khuyên nhủ nên gắng sức đoái công phục tội để khỏi phụ lòng mong ước của Bạch.
Tử Nghi lạy tạ Ơn cứu mệnh, hỏi tên họ Lý Bạch rồi từ giả.
Lúc bấy giờ nơi hoàng cung đến mùa hoa mẫu đơn đua nở, khoe sắc đủ màu. Giống hoa này là giống hoa Mộc thược dược của nước Dương Châu đem cống hiến, gồm có 4 thứ là : Đại Hồng, Thâm Tử, Thiển Hồng và Thông Bạch.
Vua Huyền Tôn truyền dời những hoa ấy đến điện Trầm Hương để ngắm cung phi, thưởng hoa dưới nguyẹt, lại đòi bọn đệ tử Lê Viên đến đó hòa nhạc cho vui.
Tuy nhiên, vì chán nghe những bản nhạc cũ, nên nhà vua phán rằng :
— Ngắm cung phi, thưởng danh hoa, không nên nghe những khúc cổ nhạc nhàm tai mãi.
Vua truyền cho một con hát có danh tên là Là Quy Niên đến triệu thỉnh Lý Bạch vào cung.
Là Quy Niên tìm mãi mới gặp Lý Bạch đang say mèm trong quán rượu, và đang ngâm thơ :

Tam bôi thông đại đạo
Nhất đẩu họp tự nhiên
Đản đắc tửu trùng thú
Vật vi tỉnh giả truyền
Nghĩa là :
Ba chung rành đạo lớn
Một đấu hợp tánh thiêng
Say sưa trong thú rượu
Còn hơn kẻ tỉnh điên.


Giọng thơ ran rản bên ngoài, Là Quy Niên biết đúng là Lý Bạch, vội lần vào quán và truyền mệnh lệnh của Huyền Tôn :
— Thưa học sĩ, Thánh thượng va Quý Phi hiện đang ngự tại điện Trầm Hương, dạy đòi học sĩ đến để đàm đạo, xin học sĩ đi ngay cho.
Lý Bạch không đáp, trợn đôi mắt đỏ ngầu nhìn Là Quy Niên rồi ngâm tiếp một đoạn thơ của Đào Uyên Minh, cùng một giòng ma rượu :
Ngã túy dục miên, quân thả khứ
Nghĩa là :
Ta say thích ngủ, đừng ai đến
Ngâm xong, Lý Bạch nhắm mắt ngủ li bì, chẳng kể gì đến lệnh vua chúa gì hết...
Là Quy Niên thấy thế cười ngặt nghẽo, gọi năm bảy tên tùy tùng leo lên lầu khiêng Lý Bạch xuống, đặt lên yên ngựa, đỡ hai bên, để cho ngựa chở thẳng về lầu Ngũ Phượng. Xong vào báo cho vua Huyền Tôn rõ.
Vua Huyền Tôn đặc cách cho phép Lý Bạch được đi ngựa thẳng vào Trầm Hương, rồi cùng với Phi Tử lên lầu nhìn xuống thấy Lý Bạch ngồi ngất ngưỡng trên lưng ngựa, xiêu bên này, vẹo bên kia, ai trông thấy cũng phải tức cười.
Vào đến điện Trầm Hương, Lý Bạch nằm vật trên long khảm mắt nhắm híp, miệng chảy đầy nước dãi... Nhà vua xem thấy động lòng, vội lấy áo long bào lau cho đứa con cưng của “Nàng thơ”.
Phi Tử tâu :
— Muôn tâu, thần thiếp nghe người ta nói nước lạnh có thể dùng giải rượu được.
Vua nghe nói liền sai thị vệ đem nước lạnh đến giải rượu cho Lý Bạch. Quả nhiên, vừa uống cạn ly nước, Lý Bạch tỉnh rượu ngay, vội vàng quà mọp xuống đất tạ tội.
Nhà vua đỡ Lý Bạch dậy và nói :
— Nay trẫm cùng Phi Tử thưởng hoa, muốn có một khúc nhạc tân kỳ, vậy nên triệu khanh đến để viết khúc ca chương thanh bình điệu.
Thấy văn phòng tứ bảo đã đặt sẵn trước mặt, Lý Bạch liền cầm bút thảo ngay :

Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm, lộ hoa nùng
Nhược phi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng giao đài nguyệt hạ phùng.


Nghĩa là:

Mây vờn như áo, hoa như mặt
Sương đượm hơi xuân, lướt bóng hoa.
Quần ngọc đầu non bằng chẳng thấy,
Cung giao ngỡ tưởng bóng trăng tà...


Và:

Nhất chi hồng diểm lệ ngưng hương,
Vân vũ vu sơn uổng đoạn trường.
Tá vấn Hán Cung thùy đắc tự ?
Khả lân Phi yến ỷ tân trang !


Nghĩa là:

Một cành hồng thắm đượm hơi hương,
Mưa gió non vu luốn đoạn trường.
Hỏi thử Hán Cung ai dám sánh ?
Khá thương Phi Yến chốn Tân trang !


Và:

Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Tường đắc quân vương đới tiếu khan...
Giải thích xuân phong vô hạn hận,
Trầm hương đình bắc ỷ lan can.


Nghĩa là:

Hương trời, sắc nước gợi vui tươi,
Tửu mến quân vương hé nụ cười...
Gió thoảng hơi xuân vô hạn hận,
Trầm hương đứng ngắm tựa lan can.


Lý Bạch viết xong dâng lên, Huyền Tôn xem thấy tình ý tuyệt trần, trong lòng phơi phới, truyền cho Là Quy Niên theo điệu mà hát.
Quý Phi lạy tạ Ơn vua đã chiếu cố đến mình.
Huyền Tôn ói :
— Không phải tạ Ơn trẫm, khanh nên tạ Ơn Học sĩ mới phải.
Quý Phi lấy ve vàng chén ngọc rót đầy ly rượu, sai cung nữ đưa mời Lý Bạch.
Từ đó trong cung lúc nào có yến tiệc cũng mời Lý Bạch đến. Quý Phi yêu mến Lý Bạch khác thường, mối tình tài tử giai nhân chớm nở cũng như sợi dây oan nghiệt nghìn đời ràng buộc mãi với kiếp người tài hoa.
Lẽ ra có thể làm đổ nước nghiêng thành đi được, song Lý Bạch lại là người chỉ thích có rượu thơ, đâu có tham vọng những mùi vinh hoa phú quý. Nhà thi sĩ tài hoa kia lạnh nhạt trước mối tình thầm kín của Quý Phi. Còn Quý Phi yêu mà không được người ta yêu lại, bực tức đến nỗi sanh ra thù oán. Sự đời là thế, chữ yêu đổi ra chữ oán không mấy hồi.
Lúc bấy giờ trong triều có Cao Lực Sĩ là hạng rắn độc, trong lòng ấp ủ mối thù với Lý Bạch bắt y tháo giày thuở nọ, nên thăm dò biết được mối tình tuyệt vọng của Đào Quý Phi có thể dùng làm lợi khí cho hắn phun độc dược, liền thừa cơ hội ấy dèm pha rằng :
— Theo ngu ý của kẻ hèn này thì ba bài bình điệu của Lý Bạch lẽ ra Nương Nương phải oán ghét lắm mới phải, cớ sao Nương Nương lại ngợi khen đến thế ?
Quý Phi hỏi :
— Tại sao mà nhà ngươi lại cho là phải oán ghét ?
Cao Lực Sĩ rót nhẹ ly rượu vào gói thuốc độc rồi nói :
— Tâu lệnh bà, câu : “Khả lân Phi Yến ỷ tân trang” nó hàm một nghĩa châm biếm vô cùng.
Chắc Nương Nương cũng rõ nàng Triệu Phi Yến thuở xưa là bậc Hậu Phi của vua Thành Đế, được nhà vua quà chuộng hơn cả. Phi Yến lại sai mê Sích Phượng và cùng người ấy tư thông. Chẳng may vua Thành Đế biết được, bắt gặp Sích Phượng trong tủ áo, đem giết ngay trước mặt Phi Yến. Nay Lý Bạch đem Phi Yến sánh với Nương Nương thì đó là một lời nhạo báng rất bóng bẩy. Xin Nương Nương xét k˛ !
Thuở ấy Quý Phi có nuôi chàng An Lộc Sơn làm con nuôi trong tư cung. An Lộc Sơn với Quý Phi ngang tuổi nhau, thế mà Quý Phi ngày hai ba lần thân hành tắm rửa cho đứa “con cưng” ấy trước mặt vua Huyền Tôn, mà vua Huyền Tôn cũng không nói gì cả. Thật Quý Phi còn tệ hơn nàng Phi Yến thuở trước.
Cao Lực Sĩ khéo châm ngòi, đốt lửa, gây vào lòng Quý Phi một mối hận thù với Lý Bạch, nên Quý Phi tâu với Huyền Tôn rằng Lý Bạch ngạo nghễ, không giữ lễ quân vương.
Bắt đầu từ đó, các cuộc yến ẳm trong cung không mời Lý Bạch vào nữa. Và Huyền Tôn cũng không hỏi Lý Bạch về việc triều chính nữa.
Lý Bạch cảm thấy lòng yêu chuộng của Huyền Tôn mỗi lúc một lạt lẽo lần, đoán biết Cao Lực Sĩ mưu hại, và Quý Phi cố báo thù, nên nhiều lần tâu xin đi nơi khác, nhưng vua Huyền Tôn cố cầm ở lại.
Lý Bạch buồn bã, càng ngày càng dầm mình sống trong bể rượu, không thiết tha đến việc đời nữa. Cả đến người vợ của Lý Bạch ở tại Cẩm Thành là Hứa phu nhơn, cũng không bao giờ được Bạch tưởng đến. çi “Phòng không lặng ngắt như tờ, ngựa ai thấp thoáng lờ mờ hơi sương”. Hứa phu nhơn trông tin mòn mỏi mà chẳng thấy Lý Bạch đâu !
Trong các bợm rượu thân tín với Lý Bạch thời ấy là Hạ Tri Chương, Là Thích Chi, Nhữ Dương, Vương Kiến, Thôi Tông Chi, Tô Tấn, Trương Bậc, Tiêu Thại, thường hay say sưa ngả ngớn mà người ta gọi là “ẳm trung bát tiên”.
Một hôm tốt trời, vua Huyền Tôn truyền đòi Lý Bạch vào cung để phóng thích con “Phượng Hoàng muôn thưở” ấy về với đồng nội cỏ hoa cho thỏa lòng ao ước.
Huyền Tôn có đôi lời an ủi :
— Trẫm thấy khanh tài năng lỗi lạc, tánh tình lại thanh bạch nên đem dạ mến yêu. Nay trẫm tạm cho khanh được vinh quy, vậy khanh có cần thứ gì trẫm sẽ ban cấp cho.
Lý Bạch tâu :
— Hạ thần không cần gì cả, ngoài một món tiền để uống rượu thôi.
Vua Huyền Tôn hạ chiếu, truyền rao khắp nơi, cho phép Lý Bạch đến đâu uống rượu không phải trả tiền. Số tiền ấy sẽ do ngân khố thanh toán.
Nhà vua lại ban thêm vàng bạc, đai y và cấp 12 đứa tùy tùng theo hầu Lý Bạch.
Lý Bạch cúi lạy tạ Ơn và nghĩ rằng :
“Vì vua này quả có đôi mắt xanh tương đối vậy”.
Huyền Tôn lại thân cắm hai đóa hoa vàng trên mũ Lý Bạch rồi truyền nội thị đỡ Bạch lên ngựa trước ngai vàng, đưa ra khỏi triều môn. Đó là một ân huệ đặc biệt đối với các vua nước Tàu thời ấy.
Các quan đưa đón, rượu tiễn lời chào từ Trường An đến mười dặm đường chưa dứt.
Chỉ có thái sư và thái úy, hai người lánh mặt, ngồi nhà hả hê sung sướng, khen ngợi diệu kế của mình đã khéo “tống cổ” được tên “thi sĩ cứng đầu” ra khỏi triều để dễ bề thao túng.
Hạ Tri Chương và cả bợm rượu đều đưa Lý Bạch ngoài trăm dặm, viết đến hơn trăm bài thơ tống biệt mà vẫn chưa cạn tâm tình.
Lý Bạch đi rồi, Hạ Tri Chương cảm thấy lòng mình hiu quạnh như mất một cái gì không bao giờ còn tìm thấy nữa.
Có lẽ trong đời nghệ sĩ của Lý Bạch, chỉ có Hạ Tri Chương là người yêu Bạch nhứt.
Trên đường về, tuy Bạch cảm thấy vui với cỏ nội, mây ngàn, tìm lại những cái gì xa xưa đã mờ khuất, song cũng không khỏi bồi hồi, nhớ đến Hạ Tri Chương người bạn tâm giao, cảm nghĩa cùng nhau nhưng yêu nhau không trọn.
Ngày kia, Lý Bạch về đến Cẩm Châu, gặp lại Hứa phu nhơn, vợ chồng tương mến, duyên cầm sắt lại giao hòa, nối lại tiếng đàn xưa trong tâm hồn thi sĩ.
Các bè bạn xa gần trên đất Thục, chiều sớm lân la, rượu thơ túy lúy. Thật là một cảnh an nhàn.
Thế mà : “Nửa năm hương lửa đang nồng, trượng phu thoắc đã động lòng bốn phương”. Cho hay con chim trời không bao giờ chịu đậu một nơi, dù nơi đó là nơi cảnh đẹp hoa tươi, suối ca, gió hát.
Một sớm tinh sương, Lý Bạch tỏ ý với vợ muốn đi du ngoạn sơn thủy. Mặc dầu Hứa phu nhơn nghe nói cũng buồn lòng, nhưng nàng đâu phải là chiếc lòng son có thể nhốt được loài chim trời cuồng vọng ấy được, đành sửa soạn cuộc chia phôi.
Lần này ra đi, Lý Bạch không xúng xính mũ cao, áo rộng của chức Học sĩ nữa, mà chỉ ăn mặc theo lối thư sinh, hay nói cho đúng hơn là một gã học trò nghèo, chỉ đem theo một thằng đồng tử con con và cỡi một con ngựa ôm ốm, và như thế cũng đã phong lưu chán rồi.
Một hôm, Lý Bạch đi đến huyện Hoa Ñm. Tiếng đồn quan huyền này là một vị quan tham ô nhũng lạm, mọt nước, hại dân. Lý Bạch định ý “sửa lưng” tên quan chức mục nát ấy.
Bạch đến trước huyện, cho ngựa đi thẳng vào cổng, đánh ba hồi trống làm như không biết huyện quan đang xét việc nơi công đường.
Huyện quan nghe có tiếng trống đổ hối hả thất kinh tưởng là giặc đến, dớn dác muốn tìm đường tẩu thoát. Sau biết rõ giận lắm, sai lính lệ xuống lôi cổ Lý Bạch lên công đường hạch hỏi.
Lý Bạch giả say, không đáp. Quan huyện truyền đem tống cổ tên bợm rượu ấy vào lao để chờ truy cứu.
Khi Lý Bạch vào lao được một lúc thì thấy một tên lính lệ mang mực, giấy đến vất vào mặt bảo phải cung khai đầu đuôi câu chuyện, nếu không thì đánh chết.
Lý Bạch mỉm cười, cầm bút viết một hồi :
“Ta là Lý Bạch, quê ở Cẩm Châu, nhỏ tuổi, rộng văn chương vung bút giết loài nịnh, Trường An gọi bát tiên, Trúc Khê xưng Lục Dật; thảo chiếu trừ Phiên quốc, Điện ngọc tự do vào uống rượu mà giải trí, Kim loan chỗ nghỉ ngơi, canh nóng có vua khuấy, dãi chảy áo vua lau, Dương thái sư mài mực, Cao thái úy tháo giày. Trước sân rồng Hoàng Đế còn cho ta cỡi ngựa, huống chi tại huyện Hoa Ñm các ngươi lại buộc ta không được cỡi lừa ư ?”
Viên chủ ngục xem xong lời cung, mình mẩy rụng rời, tay chân run lập cập, vội vã quỳ xuống tạ tội.
Lý Bạch nói :
— Việc này không can hệ gì đến nhà ngươi đâu. Nhà ngươi hãy mau đến công đường nói cho quan huyện biết rằng ta vâng chỉ Hoàng Thượng đến đây để tra xét tội tham ô của hắn, sao hắn lại dám bắt ta hạ ngục ?
Viên chủ ngục vội vã mang tờ cung khai đến trình lên tri huyện và thuật lại những lời Lý Bạch vừa nói.
Tri huyện khiếp vía nắm tay tên chủ ngục chạy thẳng đến lao xá, bắt từ bên ngoài lạy vào, rên rỉ xin Lý Bạch dung tha cho đứa ngu hèn.
Các phủ huyện quanh vùng nghe tin lập tức đến nơi chào mừng Học sĩ và mời Học sĩ thăng thính đường để xin những lời chỉ giáo.
Lý Bạch lấy lời liêm chánh răn dạy mọi người, ai nấy đều vui vẻ nghe theo.
Từ đấy Lý Bạch đi đến đâu, các tham quan, ô lại nể mặt không dám hành hạ dân lành như trước nữa.
Kế một thời gian sau đó An Lộc Sơn — đứa con nuôi của Quý Phi — nổi loạn, tụ tập một số cường đố cướp bóc Trường An. Vua Huyền Tôn phải bỏ kinh đô chạy vào đất Thục, giết thái sư Dương Quốc Trung trước mặt ba quân, và thắt cổ Quý Phi tại gò Mã Ngôi; mặc dầu những giòng lệ chảy ước long bào, ông vua đa tình kia cũng phải buộc lòng dứt bỏ lời thề trong đêm thất tịch “tại thiên nguyện tác tị dự điểu, tại địa nguyện vi liên là chí” : “Trên trời nguyện làm chim liền cánh, dưới đất nguyện làm cây liền cành”.
Khúc trường hận của Huyền Tôn đã được nói lên trong lời văn thiết tha bi đát của nhà thi sĩ áo xanh “Giang Châu Tư Mã” với nỗi hận lòng gởi gắm niềm riêng.
Lý Bạch lúc ấy tránh loạn ẩn tại Lư Sơn. Vĩnh Vương Lân lúc bấy giờ lại làm Tiết độ sứ quản thủ cả vùng đông nam nước Tàu.
Vì thấy Huyền Tôn rời bỏ kinh đô, thiên hạ đại loạn, nên ý cũng muốn “thừa cơ một thưở” bèn sai sứ giả đến triệu Lý Bạch về giữ lại trong quân để bàn việc “đại kế”.
Chẳng bao lâu con trai của Huyền Tôn là Túc Tôn lên ngôi kế vị, phong Quách Tử Nghi làm nguyên soái thống lãnh đại lịnh. Túc Tôn nghe Vĩnh Vương Lân có ý tạo phản bèn xuống chiếu sai Quách Tử Nghi đến vấn tội.
Khi ấy nội bộ của An Lộc Sơn bị nổi loạn : An Lộc Sơn bị đứa con trai giết đi để tiếm ngôi rồi chẳng bao lâu, đứa con trai của An Lộc Sơn lại bị một tên cận thần phản phúc giết đi để đoạt quyền; do đó, chỉ trong một thời gian ngắn bọn loạn quân này tan rã, và nhà Đường thu lại được cả hai tỉnh.
Được rảnh tay, Quách Tử Nghi đem quân đánh Vĩnh Vương Lân. Tên phản phúc này bị cô thế bỏ trốn, bị một tên quân canh bắt được giải đến viên môn.
Còn Lý Bạch thì gặp lại được Quách Tử Nghi, đưa Lý Bạch về triều tâu cùng vua Túc Tôn, nói rõ tài năng lỗi lạc của Lý Bạch và xin Túc Tôn trọng dụng.
Túc Tôn liền xuống chiếu phong cho Lý Bạch làm Tã thập di, nhưng Lý Bạch một mực từ chối không nhận.
Từ đó, Lý Bạch một thuyền một lá, thửng thờ sớm bãi chiều gành, rồi đến Kim Lăng, than thở cho những sự phế hưng diễn biến không ngừng :
“Trùng thu viễn cận thiên quan chủng, hòa thử cao đê lục đại cung”.
Trong óc nhà thơ say ấy có những mối cảm hoài gì trong thế sự ?
Một đêm, khi thả thuyền đến ven sông Thái Thạch, trăng tỏ sao thưa gió hòa nhè nhẹ, vàng trăng lơ lửng trên không như gieo vào lòng người một mối vô tư, xóa nhòa những cái gì còn nặng vấn vương trong trần tục, Lý Bạch đắm mình trong khung cảnh ấy, ngồi trầm lặng nơi đầu thuyền, uống rượu, uống cả vừng trăng, “rượu say, say cả vừng trăng dịu hiền”.
Vừng trăng rung rinh đáy nước, rung rinh trong lòng chén, thấm sâu vào tiềm thức siêu thần, Lý Bạch thấy mỗi sợi tóc mình biến thành một vành trăng ngời ngợi sáng... trong phút mê ly, Lý Bạch nhảy xuống dòng sông, ôm mảnh trăng rung rinh tan vở... để trở về nơi cảnh tiên bồng...
Thôi thế là hết một đời tài hoa trên trần tục.
Bạch ra đi... đi mãi không bao giờ còn trở về với Hứa phu nhơn nữa.
Từ đấy Hứa phu nhơn thẩn thơ với gió sớm mây chiều, ôm nửa vầng trăng vạn thuở mà nằm mơ trong giấc mộng hồn...