... hu28m, tù trưởng giàu mạnh, đầu đội khăn xếp, vai mang nải hoa ...

...

Thứ Sáu, 29 tháng 2, 2008

Horoscopes for February 29, 2008

  • Love & Relationships

Daily

Daily Flirt:
Something is much too good to be true, so step back and let others suffer disappointment. You've dealt with enough already. If you keep your eyes open, you might find that things get better tomorrow.

Daily Couples:
Part of you is afraid that a single change in your relationship will cause the whole structure to become shaky. Don't suppress that fear. Acknowledge it, examine it and deal with it. Then you can see how to move past it.

Daily Singles:
It'll be particularly easy to get caught up in the moment these days, so choose your moments carefully. Turning a fun night with friends into a full-blow party? Great! Ending a first date by eloping? Not so great.

Weekly

It's a lack of haste that makes waste, at least when it comes to your romantic affairs this week. Get right on it, whether 'it' is online dating or real-time one-on-one time with a certain someone. Why the rush? You're burning hot right now, that's all. Cool your jets around Thursday and Friday, though; that passionate nature of yours might find you going -- or even being led -- astray. Principles, people! When the weekend comes, you ought to be able to look at a romantic situation with a practical eye -- always helpful.

Monthly

Take a romantic risk on the 1st. Take another on the 2nd. See what happens when you put your fears aside (fears such as: 'Will they like me?') and just follow your heart's desire. This month could be one of a lot of romantic exploration and learning, especially if you listen carefully to what you really need. On the 6th, a conflict arises. Is it a conflict within yourself? Perhaps your emotional impulses aren't as coordinated as they could be? Could it be that part of you wants closeness, but part of you pulls back because you're afraid of being hurt? Don't you think these different signals might confuse your potential partner? On the 9th, go out on a really nice (and slightly off-beat) date. On the 13th, deal with at least one aspect of at least one intimate emotional relationship. On the 17th, dreaming about amorous adventures could bring them closer to reality. On the 21st, do somebody a romantic favor, and you'll be glad in the long run. On the 26th, your romantic energies are at their height -- now's the time to act! End the month, on the 29th, by acting on an instinct.

Yearly

You will enjoy the classic romance of moonlight walks and candlelit dinners with your partner, this year. Having a committed relationship also filled with love and passion is one of your primary desires, and fulfills your emotional and erotic nature. You like the idea of having family and children. Take advantage of your desires to settle down and freely give of yourself to others. Home is very important, and you thrive on a need to have inner peace and family security.

Your intuition and idealism in your approach to love makes you feel quite attracted and excited about nurturing all the energy you are feeling. Love comes easily to you, this year, through charm and finesse. You can be in tune with your partner more than they can ever realize. You may also know things that he or she may not want to be revealed to you because of your tremendous psychic abilities, and strong instincts for distinguishing truth from fiction. For you to feel loved, nurtured and passionately cared for is a must.

You will become quite moody if others aren't sensitive to your deeper needs. At times you may feel hurt by your partner, and may go deep within and find a creative and spiritual resource instead of immediately lashing out. This will help you process your emotions until you can communicate exactly what you need to. Your deep emotions will require that you are understood: you know what you want and what is important to you. You will require others to understand you before you care to share with them your most intimate secrets.


  • Career & Finance

Daily

Brilliant promises may blind you to the real possibilities today. It's hard to see past the hype by yourself. Retreat to the embrace of respected advisors who are more impressed by stats than sentences.

Weekly

Concentrate your focus and consolidate your power as the week begins. With goals firmly front of mind and the right buy-in, these can be amazingly high-achieving days for you. Around Thursday and Friday, an extreme course of action may seem worth it, but the consequences could be extreme as well. Analyze the worst-case outcome(s) with real seriousness prior to moving forward. Networking comes naturally this weekend -- which, for someone as independent as you, is a state to take advantage of. Don't hesitate to talk shop in whatever context.

Monthly

What's on your mind when you're at work on the 1st? Are you thinking deep, philosophic thoughts about the nature of your work and its role in society? Are you wondering whether or not you could contribute more to the greater good? Do you think it's likely that if you spent a little more time in the contemporary philosophy section of the library you'd have more answers? But more questions, as well? Ponder all of those issues, but don't spend so much time thinking about them that you forget to do any actual work. On the 4th, sign something. Anything. Well -- okay, not a blank check. But sign anything within reason. On the 9th, manifest a creative idea in some sort of tangible form. By the 13th, it's important that you resist getting caught up in the general opinion (if your opinion actually isn't the general one). On the 19th, your boss is completely annoying you. Try to be philosophical. By the 23rd and 24th, patience pays. By the 25th and 26th, just about everything you turn your hand to pays. Great! End the month, on the 29th, with a decision that comes from the depths of your psyche.

Yearly

You are strongly determined to succeed and to complete your creative projects. Inner desires will serve both your career and your higher visions in life. Your responsibility, this year, is to find a profession that utilizes and lines up with your own personal ideals. You feel very fortunate that you have a job, and it will be very important that you get both recognition and be allowed to express your passion and interests. You are motivated to start new projects and keep your job lively and interesting. You're not afraid of hard work when you know that you have an important goal to fulfill.

Direct your energies towards understanding and learning from experiences of those from different walks of life than yours. It will be important for you to be conscious of being more of a team player, while working any through problems that may arise. Get a good grip on things before acting and be aware to not want to jump to conclusions. Others count on your deep insight, clarity and awareness of what's going on, as well as your ability to be able to communicate clearly. You have a natural talent to see other points of view, and don't miss a beat when it comes to expressing yourself. You have the great talent of a dramatic actor, which you could no doubt use to great effect when you want to get your way. Your performances will make you an asset in social situations this year.


  • General

Daily Overview

Quickie:
Listen to what a family member has to say about your life -- even if it annoys you.

Overview:
You are living in the moment more today, which is liberating -- but also brings an element of risk, as impulsive behavior could lead to difficult situations (or great rewards, for that matter).

Daily Extended

Someone in your family might not know the full story about what is going on with you right now, but that is probably not going to stop them from lecturing you about it. As much as it might annoy you to listen to what they have to say, you must. They might not be on target with what they are talking about, but they love you -- and listening to what they think is a good way to show them that you love them right back. Besides, there will be more than a few gems of wisdom in what they tell you.

Daily Teen

You're not fooled any more by that person, place or thing that isn't what it appears to be. You may not be able to convince anyone else -- yet -- that things are fishy, but time will tell and they'll see.

Weekly

Your complex, passionate nature has all eyes on you during the first few days of this week. If you've been longing to make a change -- at work, in a relationship, in your long-term plans -- now's the time for transformation of a beautiful kind. Around Thursday and Friday, though, hold up and wait a minute! Something's sketchy now, and you'd be wise to wait until the outline's a bit more filled in. Any conversations you initiate this weekend tend to be great -- so what do you want to discuss, and with whom? Start talking -- and listening, of course.

Monthly

Go ahead and take a risk on the 1st. Go ahead and take another risk on the 2nd. But don't forget, as you go on with these risk-taking impulses and give in to your wild-side desires, that not everybody is what they seem. In fact, there's almost always something hidden. So before you buy that bridge in Brooklyn, make sure it's really for sale. On the 7th, somebody could lose their cool. Don't get too heated up over it. On the 8th and 9th, Cupid is aiming his arrows your way. Stand still long enough, and you'll make an excellent target! Here's a bet that you'll enjoy being that little guy's bull's eye. On the 13th, compromise is quite possibly the most important thing you can do right now. The 17th is the day you get what (or whom) you want. Enjoy it! On the 22nd, a good friend could confide a great secret. Don't let it go any further, but help them celebrate their good news! The 26th and 27th are charmed. You feel great and have success after success. On the 29th, trust your instincts.

Yearly

With overflowing passion in all areas of life, you enjoy sharing, learning and developing your wonderful communication skills. Your ability to offer compassion and emotional sensitivity will help you connect to others, indirectly benefiting your home and career. You strive to get to the roots of issues, and develop intelligent and direct conversations. As you have a strong awareness of your own philosophical and spiritual inner world, you benefit greatly from private exploration of these concepts.

Being a more introspective, and focusing more on alone time instead of the outer world, will help you gather in some of your passionate energy and recharge your inner needs. You will become more interested in visionary ideas, and this will help you to use your latent creativity. Your desire for security is strongly connected with quality material possessions, and how much money you have. Your earning ability will dramatically increase, which will provide for enough left over both to enjoy life and put aside savings.

Your dreams of creating a perfect home sanctuary will come true. Many of your deep desires to make changes in your outer world will draw the attention of others. Your abundant optimism will attract great benefits and resources. You could spend time creating visions for large groups of people and helping them achieve their highest dreams. This will create a new sense of self-worth in them, and in you as well. Your optimism in your love partnership could lead to interesting and exotic travel plans. You love the feeling aliveness and vibrancy travel and spontaneity bring to your life.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2008

Mahatma Gandhi và Tư Tưởng Bất Bạo Ðộng

Ahimsa hay Tư Tưởng Bất Bạo Ðộng

Triết thuyết Ahimsa của Gandhi là triết thuyết bất bạo động, và ông chủ trương áp dụng bất bạo động trong mọi lãnh vực quốc gia. Việc diễn tả triết thuyết này một cách toàn vẹn không đơn giản bởi vì chính Gandhi cũng từng thú nhận: ‘Không ai có thể diễn tả Thượng Ðế một cách đầy đủ. Việc diễn tả bất bạo động cũng như vậy.’ Tuy vậy, Ahimsa có thể được định nghĩa tạm như là tư tưởng bất bạo động hướng dẫn con người hành xử theo tình thương người với sự can đảm cá nhân vượt bực. Tình thương người và lòng can đảm cá nhân chính là hai bửu bối quan trọng của người thi hành bất bạo động. ‘Lưỡi kiếm của bất bạo động là tình thương và sự quả quyết không thể lay chuyển.

Sách lược bất bạo động khác với chủ trương phản kháng tiêu cực (passive resistance). Phản kháng tiêu cực là vũ khí của thành phần yếu không có khả năng tài trợ bạo lực nhưng không từ chối việc sử dụng bạo lực khi điều kiện cho phép. Trong khi đó, sách lược Ahimsa là vũ khí của thành phần mạnh nhất, có ý chí cao nhất và hoàn toàn không chấp nhận việc dùng bạo lực trong mọi hoàn cảnh. Bất bạo động lúc nào cũng hơn phản kháng vũ lực và có thể giải quyết tất cả các khó khăn; tuy vậy, bất bạo động không thể được sử dụng để bảo vệ các chủ trương sai lầm.

Gandhi tin tưởng tuyệt đối vào sự thành công của đường lối bất bạo động. Theo ông, không có vấn đề thua thiệt trong bất bạo động. Bất bạo động sẽ không bị thất bại nếu là bất bạo động thật sự; và chỉ có những kẻ giả mạo bất bạo động mới gặp thất bại. Gandhi cho biết là suốt nửa thế kỷ của cuộc đời, ông chưa bao giờ trải qua một hoàn cảnh nào mà ông không thể giải quyết bằng phương pháp bất bạo động. Ï Ðối với ông, Ahimsa là một tín điều cho nên ông luôn luôn áp dụng bất bạo động khi làm việc một mình hay với bạn đồng hành. Ðối với Gandhi, nhiệm vụ tuyên truyền cho Ahimsa là mục đích của cuộc đời cho nên ông chủ trương phải sử dụng bất bạo động trong mọi hoàn cảnh. Ông tin rằng khi việc thực hiện bất bạo động trở thành phổ cập khắp vũ trụ thì Thượng Ðế sẽ cai trị ở mặt đất như trên thiên đàng.

Trong biên thùy của thế giới bất bạo động, mọi suy tư đều có giá trị và mọi tiếng nói thật sự đều có giá trị. Gandhi quan niệm rằng chúng ta có thể sẽ không bao giờ đủ mạnh để hoàn toàn trở thành bất bạo động trong ý nghĩ, lời nói và hành động; nhưng chúng ta phải giữ bất bạo động như mục đích của cuộc đời và tiến hóa dần dần về hướng bất bạo động. Sự vinh đạt tự do - của con người, quốc gia hay thế giới - phải tương xứng với khả năng hành xử bất bạo động của mỗi cá nhân.

Satyagraha

Khi áp dụng triết thuyết Ahimsa vào thực tế thì sức mạnh nòng cốt của Ahimsa là Satyagraha. ‘Satyagraha là nắm lấy sự thật hay chân lý cho nên có nghĩa là Sức Mạnh Chân Lý (truth-force). Chân Lý là linh hồn hay tinh thần. Vì vậy cho nên (Satyagraha) cũng được biết dưới danh nghĩa Sức Mạnh Linh Hồn (soul-force). (Satyagraha) không chấp nhận việc sử dụng bạo lực bởi vì con người không có khả năng biết được chân lý tuyệt đối cho nên không đủ tư cách để xử phạt (người khác).’

Sức Mạnh Chân Lý cung cấp cho nhân dân tinh thần can đảm chấp nhận hy sinh để phản đối những chính sách bất công của chính quyền, và chấp nhận hy sinh để bất hợp tác với chính quyền trên tất cả mọi phương diện cho đến khi Chân Lý chiến thắng, tức là chính quyền phải thay đổi chính sách bất công. Satyagraha tiến hóa từ từ, và người chấp nhận theo sách lược bất bạo động phải biết kiên tâm và có lòng trắc ẩn để tránh lỗi lầm. Sự kiên tâm đòi hỏi ý chí sẵn sáng hy sinh, và lòng trắc ẩn thương người sẽ dẫn đến chiến thắng của Chân Lý bằng sự thiệt hại cá nhân chứ không phải bằng sự thiệt hại của địch nhân.

Bạo lực đàn áp của đối thủ càng dữ dội thì sự kiên tâm hy sinh càng cao độ. Con người càng hy sinh một cách tự nguyện ở mức độ cao thì chắc chắn họ có thể đạt được thành công. Theo Gandhi, ‘.. according to the science of Satyagraha, the greater the repression and lawlessness on the part of the ruling authority, the greater should be the suffering courted by the victims. Success is the certain result of suffering of the extremest character, voluntarily undergone.

Bạo Lực và Bất Bạo Ðộng

Bất bạo động không đồng nghĩa với sự hèn nhát; song song, có những hành vi dùng vũ lực được xem như là hành vi bất bạo động. Nếu chỉ phải chọn lựa giữa tư thế hèn nhát để từ chối cứu người hoạn nạn và hành động bạo lực để cứu người thì Gandhi sẵn sàng dùng bạo lực để cứu người. Bất bạo động không bao giờ được dùng như một bình phong để che đậy sự hèn nhát. Ông thà thấy ‘Ấn Ðộ dùng vũ khí để bảo vệ danh dự quốc gia hơn là hèn nhát’ để mất danh dự (‘I would rather have India resort to arms in order to defend her honour than that she should in a cowardly manner become or remain a helpless witness to her own dishonour.’)

Hành vi bất bạo động cũng có mức độ bởi vì đôi khi hành động tự vệ bằng vũ khí cũng có thể được xem là bất bạo động. Theo Gandhi, nếu một người cầm kiếm đánh một mình với một đám giặc cướp võ trang đến tận răng thì tôi nên nói ông ta đánh một cách bất bạo lực (non-violently). Chẳng lẽ tôi chưa từng nói với giới phụ nữ của chúng ta là, nếu phải bảo vệ danh dự của họ thì họ dùng móng tay và răng và cả dao găm, tôi xem hành động của họ là bất bạo lực? Cô gái chưa biết sự khác biệt giữa himsa (bạo động) và ahimsa (bất bạo động). Cô gái phản ứng tự nhiên. Thí dụ một con chuột dùng mõm bén để chống lại một con mèo, anh có thể nói con chuột là dữ tợn (violent) hay không? Tương tự như vậy, người Ba-Lan can đảm chống đối những đoàn quân Ðức với lực lượng đông hơn nhiều, vũ khí và sức mạnh quân sự (hơn họ nhiều), (hành động của người Ba-Lan) gần như [almost] vô bạo lực...’ Như vậy thì một hành động tùy trường hợp có thể được xem là hành vi bất bạo động hay là hành vi bạo động.

Rèn Luyện Nhân Tố

Sự thành công của tất cả các sách lược quốc trị đều nằm ở yếu tố con người. Con người là tụ điểm nòng cốt của mọi đường lối bình định quốc gia. Gandhi không quên nhấn mạnh việc xây dựng nhân tố bất bạo động bởi vì Ahimsa không thể được rao giảng mà phải được thực hành. Theo ông, bất bạo động không thể tồn tại nếu không có sự tu thân (self-purification).

Nhân tố bất bạo động chân chính là kẻ yêu thương đồng loại cho nên sẽ dệt vải cho dân thiếu áo cũng như trồng tỉa để gia tăng sản lượng thực phẩm nhằm đối đầu với sự đe dọa của cái đói. Muốn thi hành bất bạo động thì nhân loại phải biết thay đổi để yêu thương mọi người kể cả đối phương bởi vì trong quyển tự điển bất bạo động không có danh từ kẻ thù. Chúng ta không thể theo bất bạo động nếu giữ thế im lặng hay trở thành khán giả tiêu cực trong khi kẻ đối nghịch đang bị người khác đánh chết; chúng ta phải bảo vệ hắn bằng mọi giá kể cả phải hy sinh mạng sống của mình.

Tình thương yêu nhân loại của người theo bất bạo động là tình thương bao la vô tận; nếu còn lòng kiêu căng và vị kỷ thì không bao giờ có bất bạo động. Gandhi khuyên mọi người hãy can đảm và thương yêu đồng hương cũng như đối thủ theo gương Phật Thích Ca và Chúa Jêsus:

Bất bạo động không phải là tấm bình phong để treo lên hay hạ xuống tùy ý. Theo Gandhi, chỗ ngồi của Ahimsa ở trong tim và phải là một phần không thể tách rời khỏi sự hiện hữu của chúng ta. Ahimsa vốn là một phẩm chất của con tim cho nên không thể đến từ sự khêu gợi bộ óc, và nếu bất bạo động không hấp dẫn trái tim của chúng ta thì chúng ta đừng nên theo.

Nếu con tim còn bạo tính thì tốt nhất là nên hành sử bạo động hơn là giả vờ theo bất bạo động để che giấu tinh thần yếu kém hay vô nghị lực. Bạo lực luôn luôn hơn sự vô nghị lực. Người bạo động có thể theo bất bạo động, nhưng kẻ vô nghị lực thì hết hy vọng. Gandhi suy luận rằng không có gì tệ hại bằng bình phong bất bạo động giả tạo của kẻ yếu hèn và thiếu nghị lực.

Trong bất bạo động, con người hành xử theo sức mạnh của Thượng Ðế chứ không phải sức mạnh cá nhân. Vì vậy, cội rễ của bất bạo động nằm ở sự cầu nguyện. Người thi hành bất bạo động cầu nguyện Thượng Ðế giúp đỡ chống lại sự độc ác của bạo lực đối lập; thế cho nên họ phải tin tưởng tuyệt đối vào Thượng Ðế; người vô thần khó thi hành bất bạo động. Thượng Ðế có thể được gọi bằng bất cứ tên nào (Thiên Chúa, Trời, Rama, v.v.) nếu phản ảnh xác thực Luật của Sự Sống.

Mười lăm (15) điều tâm niệm của một người hành động theo tinh thần bất bạo động bao gồm:

1. Không bao giờ tức giận.

2. Chấp chận chịu đựng đau khổ đến từ sự tức giận của địch thủ.

3. Chấp nhận sự đánh đập của đối thủ mà không đánh trả, nhưng sẽ không đầu hàng bởi vì bị đối thủ trừng phạt.

4. Chấp nhận bị bắt giữ và không chống đối khi tài sản bị chính quyền tước đoạt.

5. Khi phải giữ tài sản cho người khác thì không thể để bị cướp đi và phải tận lực bảo vệ tài sản đó cho đến chết, nhưng không bao giờ đánh trả lại.

6. Chủ trương không đánh trả, không trả thù bao gồm thái độ không chửi bới nguyền rủa.

7. Không chửi rủa đối thủ.

8. Không chào cờ đế quốc Anh nhưng cũng không chửi rủa nhân viên chính quyền dù họ là người Ấn hay dân Anh.

9. Phải sẵn sàng hy sinh bảo vệ nhân viên chính phủ khi họ bị chửi bới hay đánh đập.

10. Khi ở tù thì tôn trọng cai tù và chấp hành các luật lệ đúng với lương tâm, nhưng không thể chấp nhận những việc có thể hạ thấp nhân phẩm.

11. Ở trong tù thì xử sự như mọi tù nhân khác mà không tự xem mình quan trọng hơn. Có quyền đòi hỏi cai tù ban phát thêm phương tiện cho đời sống tinh thần và sức khỏe cá nhân.

12. Ở trong tù, không nên tuyệt thực để đòi hỏi thêm phương tiện không cần thiết cho nhân phẩm.

13. Khi hành động thì vui vẻ tuân theo hiệu lệnh của trưởng nhóm ngay cả khi không đồng ý với hiệu lệnh.

14. Lập tức thi hành hiệu lệnh mặc dầu không đồng ý, rồi sau này mới kháng nghị lên cấp trên. Khi không đồng ý với đường lối của tổ chức thì có thể rút lui; nhưng khi còn ở trong tổ chức thì không được làm trái điều lệ của tổ chức.

15. Không đòi hỏi cho gia đình của mình được chăm sóc mà chỉ tin tưởng vào sự trợ giúp của Thượng Ðế.

Kẻ chờ thời hay đón gió để hành động không phải là người thực sự thi hành đúng đường lối bất bạo động. Người theo bất bạo động không thể chỉ chờ đợi cho đến khi các điều kiện trở nên hoàn hảo mới hành động, mà ngược lại phải hành động với bất cứ vật nào trong tay. Song song, bất bạo động không phải là cái vỏ che chở kẻ nhát gan mà là phẩm chất cao quý nhất của người can đảm. Lòng nhát gan hoàn toàn trái ngược với bất bạo động và không bao giờ song hành với bất bạo động như nước khắc lửa.

Người thi hành bất bạo động là người sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ sự thật. ‘Sự hy sinh mạng sống cho sự thật chính là chánh điểm của bất bạo động.’ Người thi hành bất bạo động không bao giờ chạy trốn sự hiểm nghèo khi hành động một mình hay chung với người khác và nhất quyết hoàn thành trách nhiệm ngay cả khi phải hy sinh mạng sống cá nhân. Người thi hành bất bạo động phải sẵn sàng hy sinh với nụ cười trên môi mà không có ý trả thù hay ý oán thù trong tim. Một vài người nghĩ sai là sách lược bất bạo động chỉ có nghĩa là đi tù, hay là bị đánh đập nhưng không còn gì hơn nữa; theo Gandhi, phương pháp bất bạo động loại này không đem lại độc lập cho quốc gia. Muốn giành được độc lập quốc gia thì người thi hành bất bạo động phải học hỏi cách dấn thân hy sinh mạng sống cá nhân mà không sát hại đối phương.

Gandhi quan niệm là chừng nào chúng ta còn giữ gươm giáo hay vũ khí thì chúng ta còn sợ hãi. Sự sợ hãi ngoại nhân hay đối phương là cội rễ của lòng căm thù. Khi không còn sợ hãi thì không còn căm thù. Vì vậy chúng ta phải thay đổi nếu muốn thay đổi ngoại nhân hay đối phương; nếu chúng ta không còn yếu hèn thì ngoại nhân hay đối phương không thể hơn chúng ta. Vũ khí của ngoại nhân hay đối phương không thể làm cho chúng ta sợ hãi; do đó chúng ta không có nhu cầu cần đến gươm giáo hay vũ khí (để chống lại ngoại nhân hay đối phương bởi vì chúng ta không còn sợ sự đàn áp của họ).

Nhân Dân và Sách Lược Bất Bạo Ðộng

Lý tưởng bất bạo động không phải chỉ giành cho một thiểu số - thánh nhân và tiên tri - mà là cho tất cả mọi người. Với bất bạo động, đại đa số nhân dân có một vũ khí hữu hiệu có thể giúp trẻ con, đàn bà, ông già ốm yếu chống đối lại một chính quyền vô nhân mạnh bạo nhất; nếu tinh thần của người dân mạnh thì cái yếu về thể lực không còn là một bất lợi.


Gandhi quan niệm rằng nhân phẩm được bảo vệ tốt nhất bằng cách phát triển khả năng không trả thù thay vì khả năng phá hoại. Theo ông, nếu có thể dạy triệu người về hắc thuật bạo động vốn là luật của loài dã thú, thì cũng có thể dạy triệu người về nghệ thuật bất bạo động vốn là luật của người tái sinh. Ông tin tưởng rằng bất bạo động có thể được mọi người thực hiện nếu họ được huấn luyện và hướng dẫn chính xác.

Là con người thực tế, Gandhi biết là một đạo quân của những người hoàn toàn bất bạo động sẽ không bao giờ tồn tại, nhưng có thể được tổ chức với những người thành thật cố gắng tôn trọng bất bạo động. Nhân dân phải được hướng dẫn để từ bỏ bạo lực bằng phương pháp bất bạo động. Sự căm thù có thể được chinh phục bằng tình thương. Sự ‘căm thù ngược lại’ (counter-hatred) chỉ gia tăng mặt nổi và độ sâu của sự căm thù.

Bản chất thú vật của nhân loại là bạo động, nhưng tinh thần của nhân loại thì bất bạo động. Vào giây phút mà nhân loại thức tỉnh để hành xử theo tinh thần bất bạo động nội tâm thì họ không thể tiếp tục bạo động nữa. Gandhi suy luận rằng bất cứ giây phút nào chúng ta quyết định không tiếp tục làm nô lệ thì gông cùm sẽ tan rã bởi vì tự do và nô lệ là trạng thái tinh thần. Vì vậy cho nên việc đầu tiên chúng ta phải làm là tự bảo bản thân: ‘Tôi sẽ không tiếp tục làm nô lệ. Tôi sẽ không chấp nhận mệnh lệnh theo kiểu nô lệ và sẽ chống lại những mệnh lệnh trái với lương tâm cá nhân.’ Kẻ tự cho mình là chủ nhân ông có thể đánh đập và bắt buộc chúng ta phục vụ. Chúng ta sẽ từ chối: ‘Không, tôi sẽ không hầu hạ ông vì tiền hay vì bị đe dọa.’ Việc này có thể đem đến sự đau khổ bản thân nhưng lòng kiên tâm chấp nhận đau khổ của chúng ta sẽ đốt lên đuốc lửa tự do khó có thể bị dập tắt.

Khi được hướng dẫn đúng đắn để sử dụng tình thương một cách can đảm nhằm chinh phục lòng căm thù thì mọi người đều có thể thi hành bất bạo động. Bất bạo động chính là vũ khí hữu hiệu nhất của những người khốn khổ yếu ớt dùng để cải cách các chính sách hà khắc của một chính quyền bất nhân. Nếu nhân dân được tổ chức và hướng dẫn hành xử bất bạo động một cách hiệu quả thì họ sẽ trở thành sức mạnh vô biên có thể cải cách vạn sự mà không phá hủy cơ sở quốc gia vốn rất cần thiết cho nỗ lực canh tân đất nước sau này.

Cách Mạng Bất Bạo Ðộng

Trong lãnh vực quốc trị, khi luật pháp của chính quyền thiếu công bằng, người dân có nhiệm vụ vạch ra các lỗi lầm để chính quyền sửa đổi. Tuy nhiên, khi chính quyền không chịu sửa đổi lỗi lầm thì sách lược bất bạo động đòi hỏi người dân phải chấp nhận hy sinh để chống lại những bộ luật sai trái bằng hành động vi phạm luật pháp một cách bất bạo động và yêu cầu được xử phạt nặng nhất. Người đứng bên ngoài có thể xem việc cố ý vi phạm những luật lệ bất công là trọng tội, nhưng đây là phương pháp sử dụng tình thương để thay đổi các chính sách bất công. Kẻ nắm độc quyền sinh sát trong quốc gia có thể đưa ra pháp luật và không tuân theo tinh thần luật pháp cũng như trốn tránh hình phạt khi phạm luật, nhưng chiến lược bất bạo động bắt buộc người theo nó phải chấp nhận - chứ không chạy trốn - các hình phạt thảm khốc đến từ hành động vi phạm luật pháp bất công.

Tương tự như Triết gia Socrates ở Hy Lạp, Gandhi chủ trương là con người phải tôn trọng luật pháp. Nhưng khi đối đầu với luật lệ bất công, sai trái với lương tâm, con người chấp nhận hy sinh để không thi hành luật lệ đó; và nếu sự bất tuân đó sẽ dẫn đến hình phạt thì con người phải chấp nhận hình phạt một cách tự nguyện để chứng tỏ với chính quyền sự phản kháng kịch liệt của mình đối với luật lệ sai trái.

Ðể đạt đến mục đích khai phóng dân tộc, nhà ái quốc phải nêu kiến nghị đòi hỏi chính quyền thay đổi theo quyền lợi dân tộc. Có hai sức mạnh có thể ủng hộ kiến nghị và bắt buộc chính quyền phải tuân hành. Sức mạnh thứ nhất là bạo lực vốn có thể đe dọa là sẽ nghiền nát chính quyền nếu chính quyền không chịu thay đổi; và kết quả là chiến tranh sẽ xảy ra để đem đến sự đau khổ cho nhân dân. Sức mạnh thứ hai là sức mạnh tình thương hay Sức Mạnh Chân Lý yêu cầu chính quyền phải thay đổi để khai phóng dân tộc; nếu không thì chính quyền sẽ mất tư thế lãnh đạo bởi vì nhân dân sẽ bất hợp tác để không chấp nhận sự lãnh đạo của chính quyền. Chính quyền chỉ có thể lãnh đạo quốc gia khi nhân dân chấp nhận sự lãnh đạo của chính quyền. Vai trò của nhân dân - chứ không phải vai trò của chính quyền - trở thành tối cao trong quốc gia. ‘Sự bất tuân luật pháp không những là quyền tự nhiên của một dân tộc, đặc biệt là khi họ không có tiếng nói hiệu lực trong chính quyền của họ, mà còn thay thế cho bạo lực hay phản kháng vũ trang.’ (I believe that civil disobedience is not only the natural right of a people, especially when they have no effective voice in their own Government, but that it is also a substitute for violence or armed rebellion).

Phương tiện cải cách cũng quan trọng không kém gì cứu cách. ‘Trong bất bạo động, cứu cánh và phương tiện đều phải rõ ràng và công bằng’. Theo Gandhi, con người không thể vinh danh Thượng Ðế bằng những hành động của quỷ Satan. Hai người có cùng một mục đích như nếu có hai phương tiện thi hành khác nhau thì kết quả đạt được cũng khác nhau. Trong sách Indian Home Rule, Gandhi có bàn về trường hợp tống xuất một tên trộm. Câu hỏi được đặt ra là ‘Có phải dùng bạo lực để tống xuất tên trộm đi hay không?’ Ông đưa ra hai phương pháp giải quyết. Cách thứ nhất là dùng vũ khí để chống đối lại với tên trộm; phương pháp này sẽ khiến tên trộm trang bị vũ khí cho lần cướp sau và như thế sẽ có đổ máu. Cách thứ hai là đối thoại với tên trộm, tìm hiểu tại sao hắn lại làm như vậy, tìm việc làm cho hắn để hắn không phải đi ăn cắp nữa; phương pháp này sẽ giáo hóa tên trộm và giúp cho xã hội có thêm được một thành viên tốt. Hai phương pháp để giải quyết một vấn đề có thể đem đến hai kết quả khác nhau;và do đó Gandhi chủ trương là con người phải cẩn thận khi chọn lựa phương tiện để đạt đến mục đích hầu không trở thành nô lệ của quỷ Satan.

Cách mạng bất bạo động không phải là một sách lược cướp đoạt chính quyền mà là một sách lược chuyển hóa các tương quan trong xã hội và kết thúc bằng cuộc thuyên chuyển quyền chính trị một cách hòa bình.Ạ Gandhi biết là tiến trình bất bạo động có vẻ chậm chạp vô cùng, nhưng ông quả quyết rằng ‘kinh nghiệm dạy cho tôi biết rằng đó là phương pháp chắc chắn nhất để đạt đến mục đích chung.’

Gandhi quan niệm là nỗ lực chính trị (cách mạng) phải được đánh giá dựa trên sự ích lợi của nó và không thể bị lẫn lộn với hay dính dáng đến nỗ lực cải tạo kinh tế. ‘Nỗ lực nâng cao đời sống kinh tế không thể chứa đựng mục tiêu chính trị như là một động cơ kín đáo.’ Khi người ta lẫn lộn vấn đề chính trị và vấn đề kinh tế thì khó mà có thể giải quyết các trở ngại quốc gia tận gốc rễ. Ðường lối cải cách thiên kinh tế không thể giải quyết được các vấn đề chính trị; và ngược lại, thì phương pháp chính trị không nhất thiết có thể giải quyết được các khó khăn kinh tế.

Nhân loại chỉ có thể đạt được tự do công bằng với sức mạnh nội tâm, bằng cách xóa bỏ đẳng cấp trong xã hội, và đoàn kết tất cả các thành phần trong xã hội. Sự chia rẽ đẳng cấp sẽ phân tán lực lượng quốc dân mà không đem lại lợi lộc nào cho nỗ lực cải cách các chánh sách hà khắc của chính quyền. Bất bạo động đòi hỏi cán bộ nòng cốt phải tận tụy và can đảm hy sinh để đoàn kết quốc dân bằng tình thương yêu nhân loại.

Những điều kiện cần thiết cho sự thành công của sách lược bất bạo động là:

1. Người thi hành bất bạo động không có lòng căm thù kẻ đối lập của mình.


2. Vấn đề cần giải quyết phải thật sự minh chánh và quan trọng.

3. Người thi hành bất bạo động phải sẵn sàng hy sinh cho đến khi thành công.

Khi còn lòng căm thù thì con người khó đoàn kết với nhau cũng như không thể thi hành bất bạo động đúng đắn, và nếu thiếu lòng can đảm hy sinh thì không bao giờ đạt được mục tiêu cải cách. Song song, nếu vấn đề cần được cải cách là việc không có tầm quan trọng cần thiết thì nỗ lực cách mạng của con người sẽ bị hoang phí vô ích.

Nguyên lý tiên quyết của tiến trình bất bạo động là sự từ chối cộng tác với tất cả các động lực lăng nhục (con người) bởi vì ‘bất hợp tác với kẻ ác độc là trách nhiệm cao cả.’ Người thi hành bất bạo động cũng có thể dùng đến phương pháp tuyệt thực trong nỗ lực cách mạng nhưng chỉ sử dụng phương pháp này như là vũ khí cuối cùng khi tất cả các phương pháp giải quyết khác đã thất bại. Khi tuyệt thực thì phải chấp nhận hy sinh mạng sống mà không ước mơ là sự tuyệt thực của mình có thể đem đến những kết quả đòi hỏi; ‘người nào tuyệt thực với ước vọng thành công thì sẽ bị thất bại. Và ngay cả khi không thất bại, hắn cũng đánh mất hạnh phúc nội tâm của cuộc tuyệt thực chân thành.

Khi bàn về tổ chức cách mạng, Gandhi phản đối đường lối thành lập các hội kín để tiến hành bất bạo động. Theo ông, không tổ chức bí mật, dẫu lớn cỡ nào, làm được việc gì hữu dụng. Sự bí mật chỉ có chủ đích xây cất bức tường bảo vệ cá nhân. Bất bạo động khinh thường sự bảo vệ này và hành xử trong thanh thiên bạch nhật bất kể các khó khăn cùng cực. Vì vậy cho nên Gandhi khuyên chúng ta khi tổ chức một dân tộc đang bị thống trị bạo tàn (nhằm đem lại sự tự do hạnh phúc cho mọi người) thì nên theo đường lối tổ chức minh bạch dựa hoàn toàn trên sự thật. Ông nói: ‘Tôi không thích các hành động kín đáo. Triệu triệu người dân không thể nằm vùng (hành động kín đáo) và không cần làm như vậy.


Dân Quyền và Cơ Chế Quốc Gia Lý Tưởng

Trong quốc gia dân chủ, theo Gandhi, con người trước khi nghĩ đến ‘quyền’ thì phải nghĩ đến ‘nhiệm vụ’. ‘Quyền thật sự đến từ kết quả thi hành nhiệm vụ’ (‘Real rights are a result of performance of duty’). Con người luôn luôn đòi hỏi quyền lợi cá nhân nhưng hiếm ai chịu suy nghĩ đến việc thi hành nhiệm vụ công dân của họ, tức là lo cho quyền lợi tập thể. Nếu ai cũng nghĩ đến quyền lợi cá nhân thì người nào sẽ cung cấp những quyền lợi đó cho họ? Tài sản quốc gia chỉ có giới hạn mà lòng tham của nhân loại thì vô đáy. Do đó nếu muốn đạt được quyền lợi thực sự thì con người phải biết thi hành nhiệm vụ công dân. ‘Quyền mà không đến từ nỗ lực hoàn thành trách nhiệm thì không đáng để có.

Quốc gia lý tưởng theo Gandhi là một đất nước phản ảnh trung thực nhu cầu của dân tộc. Ông không muốn chính quyền Ấn Ðộ độc lập bị dính cái vết nhơ của guồng máy thư lại thuộc địa với những bất công của nó như tham nhũng, kỳ thị nông dân, o bế thành phần vương giả giàu có cũng như đám dân quân thuộc địa Anh.

Ông mong ước một chính quyền với những lãnh tụ có khả năng và kinh nghiệm với một hệ thống quản trị đơn giản. Chính quyền phải chú trọng vào việc phát triển nông thôn, nơi đại đa số dân Ấn đang sống lầm than hầu như bị bỏ quên bởi chính quyền trung ương đóng neo trong các phòng ốc tráng lệ ở thành phố. Chính quyền đơn giản thì có thể phản ứng lẹ làng hơn đối với các vấn đề cấp bách của quốc gia. Và nếu chính quyền chú trọng vào việc phát triển nông thôn thì đời sống của đại đa số nhân dân sẽ khá hơn; có được như thế thì quốc gia mới giàu nổi.

Chính quyền phải quản trị quốc sự theo ý dân, và nhân dân có quyền thay đổi chính quyền khi họ bất tín nhiệm sự lãnh đạo của chính quyền. Gandhi không muốn chính quyền bị một đảng chính trị ảnh hưởng lâu dài; chính ông cũng không muốn tổ chức Nghị Viện Quốc Gia Ấn - vốn được thành lập với chủ trương giành độc lập - biến thành một đảng chính trị sau khi Ấn Ðộ được độc lập. Chính trị thường đi đôi với tệ nạn chia chác quyền lợi và có thể hủ hóa con người.

Gandhi muốn xây dựng một xã hội thật sự công bằng mà không ai có thể còn bị xem là hạng ‘hạ nhân’ (the untouchables). Mọi công dân phải được bình đẳng trong nhiệm vụ và quyền lợi; không ai có quyền kỳ thị người khác với bất cứ lý do gì. Vai trò của chính quyền rất quan trọng trong lãnh vực này; chính quyền phải ngăn cấm các chính sách hay phong tục kỳ thị con người. Song song, chính quyền còn phải cố gắng giảm thiểu tối đa hố cách biệt giữa người nghèo và kẻ giàu. Quyền lợi kinh tế phải được chia sẻ đồng đều cho mọi công dân trong quốc gia.

Nữ phái phải được tôn trọng trong xã hội và được bình quyền với nam phái. Chính quyền cũng phải lo cho quyền lợi của thiếu niên vốn là tương lai của quốc gia. Mọi hình thức cưới hỏi trẻ em vị thành niên phải bị khai trừ. Là người đã phải thành hôn lúc 12 tuổi, Gandhi khinh tởm tục lệ lâu đời này và xem nó như một mắt xích gông cùm xiềng chặc dân tộc Ấn vào sự nghèo khổ.

Cả đời của Gandhi tận tụy hy sinh cho một quốc gia Ấn độc lập, tự do và hạnh phúc. Ông xây dựng quốc gia lý tưởng của ông trên trang giấy như sau:


Tôi sẽ tranh đấu cho một Ấn Ðộ trong đó thành phần nghèo nhất cũng có thể cảm thấy đó là quốc gia của họ mà trong đó họ có tiếng nói hiệu lực; một Ấn Ðộ mà trong đó không có giới thượng lưu hay giới hạ lưu. Một Ấn Ðộ mà trong đó tất cả các cộng đồng đều chung sống tuyệt đối dung hòa. Trong quốc gia Ấn Ðộ đó tệ nạn hạ nhân hoặc say sưa và nghiện ngập không tồn tại. Nữ giới có cùng quyền hạn như nam giới. Bởi vì chúng ta có hòa bình với cả thế giới, không bóc lột hay bị bóc lột, chúng ta sẽ có một đội quân ít người nhất. Tất cả các quyền lợi, bất kể là của ngoại quốc hay của quốc gia, không đi ngược lại quyền lợi của triệu triệu ngu dân sẽ được tôn trọng một cách chu đáo. Ðây là Ấn Ðộ trong giấc mơ của tôi.


Gandhi hy vọng toàn thể nhân dân sẽ thi hành bất bạo động để thương yêu lẫn nhau nhằm tương thân tương trợ trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc và quốc gia dân chủ phú cường. Chính quyền dân chủ là một giấc mơ xa vời nếu bất bạo động không được công nhận như sức mạnh thực thể, như một tín điều không thể bị vi phạm, chứ không phải chỉ là một chính sách hời hợt. Ông suy luận rằng ‘thiếu sự công nhận bất bạo động trên bình diện quốc gia thì chính quyền hiến pháp hay dân chủ khó tồn tại.’

Chính quyền thực sự dân chủ và biết chăm lo cho đời sống nhân dân thì không thể đàn áp người vô tội chỉ vì họ có ý kiến khác với chính quyền. ‘Tự do dân chủ trở thành thất kính khi bàn tay của chính quyền dính đầy máu của dân vô tội.’ Gandhi cũng so sánh chủ trương bất bạo động vì nhân dân của ông và mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa kiểu Cộng Sản; ông viết ‘mục đích (Xã Hội Chủ Nghĩa kiểu Cộng Sản) là sự tiến bộ vật chất. Trong Xã Hội Chủ Nghĩa của họ không có tự do cá nhân. Bạn không làm chủ gì kể cả thân thể của bạn. Bạn có thể bị bắt bất cứ lúc nào ngay cả khi bạn không phạm tội gì. Họ có thể đày ải bạn đi bất cứ nơi nào. Tôi là người theo Xã Hội Chủ Nghĩa trước khi đa số họ (đảng viên Cộng Sản Ấn) chưa ra đời. Quan niệm của tôi vẫn tồn tại khi Xã Hội Chủ Nghĩa của họ bị đào thải... Tôi không muốn tiến hóa trên đống tro tàn của kẻ mù, người điếc và dân ngu... Tôi muốn được tự do bày tỏ cá tánh riêng... Xã Hội Chủ Nghĩa của tôi có nghĩa là quốc gia không làm chủ tất cả.

Gandhi từng tiếp xúc với phong trào Cộng Sản và cảm thấy rằng nó không giải quyết được các vấn đề quốc gia cũng như khiến cho con người bị rơi vào vòng nô lệ mới của Moscow sau khi vượt khỏi cái hố nô lệ thuộc địa. ‘Tôi có nhiều bạn trong giới Cộng Sản. Một số được coi như là con trai của tôi. Nhưng họ có vẻ không biết phân biệt giữa sự công bằng và sự điên rồ, sự thật và giả dối... Họ hình như nhận lệnh thẳng từ Nga Sô, một đất nước được họ xem như là tổ quốc tinh thần thay vì (quốc gia của họ). Tôi không thể chấp nhận tình trạng lệ thuộc một thế lực bên ngoài.

Tựu trung, cơ chế quốc gia trong nhãn quan của Gandhi là một cơ chế chính trị dân chủ mà trong đó mọi người đều bình đẳng như nhau và có đầy đủ quyền tự do phát triển khả năng cá nhân. Chính quyền phải chăm lo cho đời sống của nhân dân, thay vì thiểu số liên hệ đảng phái cầm quyền.

Không một đảng phái nào có thể ảnh hưởng cơ chế chính phủ lâu dài, và nhân dân có quyền thay đổi chính phủ khi họ bất tín nhiệm chính phủ. Chính quyền phải chú tâm nâng cao đời sống của nhân dân và phải quản trị đất nước theo ý dân nhằm bảo vệ sự tự do của nhân dân. Quốc gia không thể đạt được độc lập, tự do và hạnh phúc thực sự khi mà người dân bị chính quyền đàn áp dã man bởi vì họ dám can đảm đưa ra những ý kiến khác với đường lối ‘chung’ của thành phần lãnh đạo quốc gia.

Kết Luận

Trong những nhà cách mạng cận đại hiếm ai có đầy đủ tư cách của một Thánh Nhân như Gandhi. Con người lý tưởng nhưng thực tế của Gandhi đã vạch ra cho thành phần nghèo khổ trong xã hội phương pháp cải tổ chính quyền chỉ bằng sự kiên trì bất hợp tác - một vũ khí mà ai cũng có. Ông đem niềm hy vọng đến cho đại đa số ngu dân vốn đã mất hết hy vọng vì bị bỏ quên bởi những nhà chính trị tiếm danh sống xa thực trạng cực khổ của nhân dân.

Ahimsa là tư tưởng bất bạo động hướng dẫn con người xử sự theo tình thương người với sự can đảm cá nhân vượt bực. Tình thương người và lòng can đảm cá nhân chính là hai bửu bối quan trọng của người thi hành bất bạo động. ‘Lưỡi kiếm của bất bạo động là tình thương và sự quả quyết không thể lay chuyển.’ Lòng căm thù có thể được chinh phục bằng tình thương. Sự ‘căm thù ngược lại’ (counter-hatred) chỉ gia tăng mặt nổi và độ sâu của lòng căm thù. Khi còn lòng căm thù thì con người khó đoàn kết với nhau cũng như không thể thi hành bất bạo động đúng đắn, và nếu thiếu lòng can đảm hy sinh thì không bao giờ đạt được mục tiêu cải cách.

Sách lược bất bạo động khác với chủ trương phản kháng tiêu cực (passive resistance). Phản kháng tiêu cực là vũ khí của thành phần yếu không có khả năng tài trợ bạo lực nhưng không từ chối việc sử dụng bạo lực khi điều kiện cho phép. Trong khi đó, sách lược Ahimsa là vũ khí của thành phần mạnh nhất, có ý chí cao nhất và hoàn toàn không chấp nhận việc dùng bạo lực trong mọi hoàn cảnh. Bất bạo động không đồng nghĩa với sự hèn nhát; không có gì tệ hại bằng bình phong bất bạo động giả tạo của kẻ yếu hèn và thiếu nghị lực. Người thi hành bất bạo động là người sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ sự thật. ‘Sự hy sinh mạng sống cho sự thật chính là chánh điểm của bất bạo động.’ Người thi hành bất bạo động không bao giờ chạy trốn sự hiểm nghèo khi hành động một mình hay chung với người khác và nhất quyết hoàn thành trách nhiệm ngay cả khi phải hy sinh mạng sống cá nhân. Người thi hành bất bạo động phải sẵn sàng hy sinh với nụ cười trên môi mà không có ý trả thù hay ý oán thù trong tim.

Sức mạnh nòng cốt của Ahimsa trong thực tế là Satyagraha. Satyagraha là nắm lấy sự thật hay chân lý cho nên có nghĩa là Sức Mạnh Chân Lý (truth-force). Sức Mạnh Chân Lý cung cấp cho người dân sự can đảm chấp nhận hy sinh để phản kháng chống lại những chính sách bất công của chính quyền, và chấp nhận hy sinh để bất hợp tác với chính quyền trên tất cả mọi phương diện cho đến khi Chân Lý chiến thắng, tức là chính quyền phải thay đổi chính sách bất công. ‘Trong bất bạo động, cứu cánh và phương tiện đều phải rõ ràng và công bằng’. Phương tiện cải cách cũng quan trọng không kém gì cứu cách; phương tiện xấu hay hành động bất nhân khó có thể bảo đảm thành quả tốt đẹp. Nhân loại không thể xây dựng được một cơ chế tốt đẹp bằng phương pháp tàn bạo. Gandhi suy luận rằng nhân loại phải có lý tưởng tốt và luôn luôn hành động tốt mới có thể đạt được chủ đích tốt; hành động xấu sẽ làm hoen ố mục đích tốt.

Mọi người đều có thể thi hành bất bạo động chứ không phải chỉ riêng một thiểu số cá nhân đa tài. Nếu tinh thần của con người mạnh thì cái yếu về thể lực hay vật chất không còn là một bất lợi cản trở nỗ lực cải cách chính sách quốc gia. Với bất bạo động, đại đa số nhân dân nắm giữ một vũ khí hữu hiệu có thể giúp họ chống đối lại bạo lực vô nhân và thành công trong việc cải tạo xã hội.

Tựu trung, chủ thuyết của Gandhi bao gồm bốn điểm chánh: (1) suy nghĩ và hành động theo Chân Lý hay Sự Thật; (2) hành động phải bất bạo động; (3) chấp nhận hy sinh cho Chân Lý; và (4) luôn luôn hành động tốt theo Chân Lý. Chỉ có Thượng Ðế mới biết được Chân Lý hay Sự Thật và có khả năng trừng phạt con người; nhân loại không đủ khả năng hiểu biết hoàn toàn Chân Lý cho nên không thể trừng phạt những người có quan điểm bất đồng. Gandhi không định nghĩa Chân Lý, và ông chỉ biết đi tìm Chân Lý bằng các hành động cụ thể với mục đích đem lại công bằng cho mọi người bất kể giàu nghèo, sang hèn. Chân Lý hay Sự Thật sẽ khai phóng nhân loại. Phương pháp tìm kiếm Chân Lý của ông là phương pháp thiên về xã hội-chính trị, và cũng không phải là phương pháp duy nhất bởi vì con người cũng có thể tự đi tìm lấy Chân Lý qua tôn giáo hay khoa học.

Gandhi chú trọng vào nỗ lực khai phóng đời sống thực tại của nhân loại dựa trên nền tảng tình thương cho nên ông chủ trương bất bạo động (bởi vì bạo động thì có thể gây ra đổ máu mà con người không biết được Chân Lý tuyệt đối cho nên không thể trừng phạt kẻ đối lực). Và khi đã quyết định hành động theo Chân Lý để công bằng hóa xã hội, Gandhi chấp nhận hy sinh ngay cả mạng sống của mình. Sự hy sinh của Gandhi không phải để trừng phạt kẻ đối lực (thí dụ như ‘tôi thề sống chết cùng anh’) mà là để làm rạng rỡ Chân Lý. Một khi đã phấn đấu cho Chân Lý thì Gandhi quan niệm rằng mọi hành động phải phản ảnh tình thương nhân loại và giá trị của mục đích cho nên chỉ có những phương pháp tốt mới đáng được áp dụng nhằm đạt được mục tiêu tốt. Hành động xấu hay tàn bạo chỉ làm lu mờ Chân Lý. Dùng bạo lực để khai tử bạo lực thì khó có thể xây dựng một tân chính quyền nhân bản.

Với chủ trương Bất Bạo Ðộng, Gandhi đã thành công trong nỗ lực tháo bỏ gông cùm nô lệ cho dân tộc Ấn và bình đẳng hóa xã hội (mặc dầu là thành quả về phương diện này bị giới hạn nhiều sau khi ông qua đời). Sau khi Gandhi ra đi, một đồng nghiệp (co-worker) của ông tên Vinoba Bhave cũng cố gắng nối tiếp bước ông để nâng cao đời sống nhân dân. Vào tháng 4-1951, Bhave đi từ làng này qua làng khác để kêu gọi giai cấp địa chủ tặng ruộng đất cho giới vô sản. Phong trào Boodan Yagna (Tặng Ðất) nổi lên một thời gian rồi chìm lặng vào quên lãng bởi vì thiếu sự hỗ trợ tinh thần thánh thiện của Gandhi. Với cái chết của Gandhi, Ấn Ðộ mất đi vị Cha Già Quốc Gia (Father of the Nation) và nhân loại mất đi một vị Thánh cao quý.

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2008

... ta làm con chim hót, ta làm một nhành mai, một nốt trầm xao xuyến, tan biến trong hòa ca ...




Một Mùa Xuân Nho Nhỏ

Thơ: Thanh Hải
Nhạc: Trần Hoàn

Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi tôi đưa tay hứng về
Mùa xuân người cầm súng lộc giắc đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng trải dài nương lúa

Đất nước bốn nghìn năm vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao vững vàng phía trước
Ta làm con chim hót ta làm một nhành hoa
Một nốt trầm xao xuyến ta biến trong hoà ca

Mùa xuân mùa xuân một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời
Mùa xuân, mùa xuân mùa xuân tôi xin hát Nam Ai, Nam Bằng
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình đất Huế nhịp phách tiền mùa xuân...

---------------------------------
Link: http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=109&subtopic=224&id=BT1790559509)

Xao xuyến cùng “Một mùa xuân nho nhỏ”

Ngày 14/2/2006. Cập nhật lúc 16h30'

Tôi không sao quên được giao thừa bước sang năm 1981. Trong một chương trình ca nhạc gồm những bài hát viết về mùa xuân chẳng mấy đặc biệt, tôi bỗng nghe được một bài rất lạ, thú vị, nghe mà thấy gai người, vì bài hát quá hay, đã lâu lắm tôi mới được nghe một bài như thế. Giai điệu nghe cứ bâng khuâng, nao nao thế nào. Tết đến, xuân về, ai cũng thường là vui vẻ, hân hoan. Vậy mà bài hát cứ khiến tôi phải suy tư, trầm mặc, có chút gì đó bùi ngùi, bồi hồi. Đó là bài Một mùa xuân nho nhỏ của Trần Hoàn, phổ thơ Thanh Hải.

Trước đó, mọi người đã biết tên tuổi nhà thơ Thanh Hải. Ông được coi như một trong những nhà thơ mở đầu nền thơ ca chống Mỹ ở miền Nam với tập thơ khá tiêu biểu Những đồng chí trung kiên. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác trên giường bệnh trong bệnh viện Trung ương Huế những ngày cuối cùng của cuộc đời. Đó là những ngày tháng 12 năm 1980. Bài thơ là chút tâm sự, chiêm nghiệm của một nhà thơ đã dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Là bạn thân của Thanh Hải, nhạc sĩ Trần Hoàn đã ngay lập tức phổ nhạc bài thơ khi nhà thơ vừa hoàn thành và nhanh chóng đến với thính giả. Một mùa xuân nho nhỏ lại là một thành công đặc biệt thứ hai của Trần Hoàn sau Lời ru trên nương. Nhạc sĩ đã tìm được một bài thơ sâu sắc với từ thơ hay, giàu sức thuyết phục: mỗi người chúng ta hãy khiêm, nhường đóng góp chút gì bé nhỏ để góp phần làm nên cuộc đời tươi đẹp, hãy hòa cùng mọi người, hãy sẻ chia với đồng loại, chớ ồn ào, phô trương, chớ chỉ thấy mình, hãy "làm con chim hót, làm một nhành hoa, một nốt trầm xao xuyến" để "biến trong hòa ca".

Tác giả không sử dụng hẳn một chất liệu dân ca vùng nào để tạo nên bài hát. Ta chỉ cảm thấy loáng thoáng chút ví dặm Nghệ Tĩnh ở chủ đề âm nhạc, rồi được biến thoát đi ngay "Mọc giữa dòng sông xanh, một ngôi sao tím biếc, ơi con chim chiền chiện...". Bố cục của bài hát vuông vức, ở thể hai đoạn, đoạn A giai điệu được viết ở giọng thứ, đoạn B chuyển sang trưởng. Cách viết này là thông thường, không có gì đặc biệt. Nhưng ngôn ngữ âm nhạc thật độc đáo bởi tạo dựng được một hình tượng khiến người nghe cảm thấy bồi hồi xao xuyến, thắc thỏm, lại pha chút bùi ngùi, nuối tiếc. Đặc biệt ở đoạn B, khi giai điệu đã chuyển hẳn sang điệu trưởng, thông thường sẽ sáng, vui hẳn lên nhưng người nghe vẫn được tô đậm thêm ấn tượng ban đầu do đoạn A đã đem lại: "Mùa xuân, Mùa xuân. Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời. Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân tôi xin hát... ". Những dấu lặng đơn được đặt sau mỗi tiếng xuân gây cho ta cảm giác đúng là những giọt sương long lanh rơi từ những tán lá, nhành cây, mái gianh mà tác giả đã miêu tả ngay từ đầu: "Từng giọt long lanh rơi tôi đưa tay hứng về". Mùa xuân là mùa hứa hẹn sự sống, mùa sinh sôi của muôn loài. Nhưng đâu chỉ có vui, chỉ phơi phới, hớn hở, tưng bừng như người ta quan niệm, mà thực ra còn có rất nhiều, suy tư, ngẫm nghĩ, thậm chí buồn nữa chứ. Nhưng là cái buồn thẩm mĩ, chứ không phải là buồn bã, buồn nản, yếm thế, tuyệt vọng.

Trong bài hát tôi thích nhất hai chi tiết: "Con chim chiền chiện hót chi mà vang trời" và "một nốt trầm xao xuyến". Chim hót vang trời giữa mùa xuân có "người cầm súng" với "lộc giắt đầy trên lưng", có "người ra đồng" với "lộc trải dài nương lúa". Đẹp quá, vui quá! Nhưng sao nét nhạc nghe lắng lại, cái quãng 5 đổ xuống giữa vang và trời sao bâng khuâng thế, sao bùi ngùi vậy? Ôi, mùa xuân của những người giàu suy nghĩ, đâu chỉ là chuyện riêng bản thân mà là chuyện của giang sơn, đất nước, của muôn người chưa được toàn vẹn hạnh phúc vì còn lắm nỗi gian truân: "Đất nước bốn nghìn năm vất vả và gian lao". Chính bởi vậy, hãy nguyện làm "một nốt trầm xao xuyến" để "biến trong hòa ca". Một nốt thôi, lại là nốt trầm, để lẩn vào, lặn xuống, để tan biến. Khiêm nhường biết chừng nào. Nhưng đâu phải vai trò nhỏ. Bè trầm trong hợp xướng là vô cùng quan trọng. Thiếu nó, hợp xướng hẳn sẽ mất hết màu sắc, còn hay sao được nữa.

Một mùa xuân nho nhỏ ra đời cách đây đã hai mươi lăm năm. Một phần tư thế kỷ là quãng thời gian quá đủ để khẳng định giá trị bất hủ một tác phẩm nghệ thuật. Từ bấy đến nay, mỗi mùa xuân về lại có hàng chục bài hát mới ra đời nhưng quả là tôi không thấy có bài nào có cách vào với mùa xuân như bài hát này. Mỗi dịp nghe Một mùa xuân nho nhỏ tôi vẫn thấy nguyên vẹn cảm giác nao nao, bồi hồi, xao xuyến như lần nghe đầu tiên "Một mùa xuân"... "nhỏ" nhưng hiệu quả cảm xúc, thẩm mỹ đem lại cho người nghe thì vô cùng mạnh mẽ, lớn lao.

(Theo Nhạc sĩ Nguyễn Đình San, báo QĐND)

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2008

... nhân sinh thất thập cổ lai hi ...

Cháu yêu bà




Sáng tác: Xuân Giao

Bà ơi Bà! Cháu yêu Bà lắm!
Tóc Bà trắng như mây
Cháu yêu Bà cháu nắm bàn tay
Khi cháu vâng lời cháu biết Bà vui

Mùa xuân đầu tiên

MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN

Nhạc và lời: Văn Cao

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng cho bao tâm hồn.

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.

Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.

Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.